I. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG

1. Các kiểu loại văn bản

a. Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,…

b. Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả,… của sự vật, sn tượng, vấn đề,… giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.

c. Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,… đối với các vấn – đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục. .

   Ngoài ra, còn có văn bản nhật dụng, gồm: kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,…

2. Cách viết văn bản

   Để viết được một văn bản, cần thực hiện những công việc:

– Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.

– Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.

– Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp.

II. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC VĂN NGHỊ LUẬN

1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường

a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành hai nhóm: nghị luận xã hội (các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội) và nghị luận văn học (các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học).

b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:

* Điểm chung:

– Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét đánh giá,… đối với các vấn đề nghị luận.

– Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.

* Điểm khác biệt:

– Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi và sâu sắc.

– Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ tác phẩm, hình tượng văn học.

2. Lập luận trong văn nghị luận

a. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.

b. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề | nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ, bằng chứng được dùng để soi sáng cho luận điểm.

c. Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:

– Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.

– Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.

– Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.

d. Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:

– Nếu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

– Nếu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.

e. Các thao tác lập luận cơ bản:

– Thao tác lập luận phân tích.

– Thao tác lập luận so sánh.

– Thao tác lập luận bác bỏ.

– Thao tác lập luận bình luận.

   Cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận: sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận.

3. Bố cục của bài văn nghị luận

a. Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe).

– Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài, hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

– Cách mở bài: Có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

b. Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp.

– Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ logic chặt chẽ.

– Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuyển ý để đảm bảo sự liên kết giữa các ý.

c. Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nếu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

4. Diễn đạt trong văn nghị luận .

– Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng (ẫn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.

– Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, cầu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,… Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,… .

– Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: Sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước,…

– Các lỗi về diễn đạt thường gặp: dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách, sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp, sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề cần nghị luận,…

III. LUYỆN TẬP 

Đề 1.

– Đề bài số 1 thuộc dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống.

– Thao tác lập luận trong bài viết là phân tích, bình luận.

– Luận điểm cơ bản dự kiến là:

+ Giải thích rõ ý nghĩa 3 câu hỏi của Xô-cơ-rát.

+ Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện.

+ Hướng phấn đấu của bản thân.

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn câu chuyện.

* Thân bài:

– Giải thích rõ ý nghĩa 3 câu hỏi của Xô-cơ-rát:

+ Câu thứ nhất: “Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?”. Ý của câu hỏi nhằm xoáy sâu vào tính chân thực của câu chuyện.

+ Câu thứ hai: “Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?”. Tất nhiên là không! Xô-cơ-rát đã khiến cho người muốn kể chuyện phải lúng túng.

+ Câu thứ ba: “Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?”. Không, cũng không hoàn toàn như vậy. Nghĩa là hoàn toàn không có chút cần thiết nào. Mục đích của câu hỏi là nhằm khẳng định lợi ích của câu chuyện được kể.

– Ý nghĩa chung của 3 câu hỏi là: những điều không có thật, không tốt đẹp và không có lợi thì không nên nói ra.

– Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện: 

+ Phê phán ý nghĩa câu chuyện trên trong đời sống thực tế: Nhiều người thích “ngồi lê đôi mách”, bàn luận những việc không phải của mình,… (dẫn chứng).

– Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện: Đứng trước một sự việc nào đó con người cần phải biết suy xét kĩ càng, chính xác. Đối với người tiếp nhận phải có một thái độ sáng suốt, xác định được tính đúng sai để tiếp nhận phù hợp,… (dân chứng)

– Hướng phấn đấu của bản thân:

+ Cần phải luôn phát ngôn đúng sự thật, có ý nghĩa, có lợi ích,…; phê phán những kẻ chuyến đi nói xấu người khác vì mục đích cá nhân, phê phán những kẻ hay thổi phồng sự thật, gây bất lợi cho người khác…

+ Phấn đấu hoàn thiện mình, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

* Kết bài: Khẳng định lại tính có ích của câu chuyện và bài học rút ra.

c. Viết phần mở bài

   Trong một lần được đọc Phép màu nhiệm của đời (NXB Trẻ, 2004) tôi ấn tượng về câu chuyện Ba câu hỏi nói về nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi lạp). Câu chuyện như sau:

   Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói: “Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?”.

– Chờ một chút. – Xô-cơ-rát trả lời – Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều. Thứ nhất, anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?

– Ổ không. – Người kia nói – Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và…

– Được rồi. – Xô-cơ-rát nói – Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không? 

– Không, mà ngược lại là…

– Thế à? – Xô-cơ-rát tiếp tục – Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?

– Không, cũng không hoàn toàn như vậy.

– Vậy đấy. Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: “…”. Vậy điều mà tiếp theo Xô-cô-rát muốn nói là gì?

d. Chọn một ý và viết thành đoạn văn

Giải thích rõ ý nghĩa 3 câu hỏi của Xô-cơ-rát:

  Xô-cơ-rát là nhà hiền triết lỗi lạc của nhân dân Hi Lạp, có đóng góp to lớn về triết học, đồng thời cũng mang lại cho con người nhiều bài học quý giá. Câu hỏi thứ nhất trong câu chuyện này: Xô-cơ-rát muốn xoáy sâu vào tính chân thực của sự việc, nó làm người kể giật mình, suy nghĩ bởi thật ra người khách định kể về một điều mà chính anh ta cũng không chắc chắn về tính chân thật của nó. Câu hỏi đã gợi ra cho người kể và người đọc về tính chân thật của người nói.

   Câu hỏi thứ 2: Xô-cơ-rát buộc người nói phải suy nghĩ những điều mình nói ra có tốt đẹp hay không. Rõ ràng người nói không định kể cho ông nghe những điều tốt đẹp về ông. Hơn nữa anh ta lại chưa chắc được những gì mình đang nói. Có thể anh ta muốn kể câu chuyện với ý không tốt hoặc anh ta không có những trách nhiệm đối với lời nói của mình.

   Câu hỏi thứ 3: Sau khi nghe xong, anh ta lúng túng “Cũng không hoàn toàn như vậy” nghĩa là điều anh ta kể không cần thiết cho Xô-cơ-rát. Câu nói của ông với người khách sẽ là “Vậy đấy, nếu những điều anh kể không có thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi vậy tại sao anh phải kể và tôi phải nghe?”. Câu chuyện đã giúp ta hiểu được trước khi nói về một điều gì, cần suy nghĩ kĩ vấn đề đó, phải chắc chắn về sự đúng đắn tốt đẹp cần thiết của sự việc mới nên kể nếu không sẽ phí thời gian, có hại cho bản thân và người khác.

Đề 2.

a. 

– Đề bài số 2 thuộc dạng đề nghị luận văn học. .

– Thao tác lập luận trong bài viết chủ yếu là phân tích. Bên cạnh đó cần sử dụng thêm các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh và đặc biệt là bình luận để đánh giá những tư tưởng của đoạn thơ.

– Luận điểm cơ bản dự kiến là:

+ Giá trị nội dung.

+ Giá trị nghệ thuật.

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu đoạn trích và nội dung đoạn trích.

“Trong anh và em hôm nay

Làm nên đất nước muôn đời.”

* Thân bài:

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và vị trí đoạn trích.

– Phân tích những giá trị nội dung tư tưởng.

+ Đất nước đã có từ thủa rất xa xưa và rất gần gũi thân thương đối với mỗi con người.

+ Đất nước thật dung dị, đời thường: Đất nước hiện lên qua câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, những dãy tre làng, “bới” tóc của mẹ, gừng cay, muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt gạo.

+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.

– Phân tích những giá trị nghệ thuật.

   Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình – chính luận.

– Đoạn thơ đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm như thế nào?

* Kết bài: khẳng định giá trị đoạn thơ cũng như bài thơ.

c. Viết phần mở bài

   Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lên muôn màu muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hoá, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần. Vẻ đẹp ấy được hiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kế

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu C

ha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giản, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

d. Chọn một ý và viết thành đoạn văn

   Mở đầu là những lời bình dị nhưng hàm súc: “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi”. Đất Nước thành bậc tiền nhân. Mọi người đều được nuôi dưỡng từ Đất Nước… Nhắc lại điệp khúc “ngày xửa ngày xưa…”, tác giả muốn chứng tỏ Đất Nước hình thành từ rất lâu, Đất Nước có trong từng lời mẹ kế.

   Gắn liền với sinh hoạt gia đình: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trau can bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điểm nhân dân hoá” thơ mình và có thêm một bằng chứng về Đất Nước hình thành từ xa xưa. Tuy vậy, Đất Nước chỉ lớn lên với truyền thống: “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” và quá trình hình thành nhiều phong tục, tập quán: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”. 

   Nguyễn Khoa Điềm thật sự xúc động khi nói đến: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đó là lời ngợi ca tình nghĩa, thuỷ chung trong gian khó. Chữ “thương” giúp thơ ông gần văn học bình dân. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”- điều ấy, hiển nhiên như khi ta lớn lên đã có ông bà, cha mẹ… Đất Nước gắn bó, thân thiết như người ruột thịt và bao công việc lao động khác:

       Cái kèo, cái cột thành tên

       Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

   Đó là lúc con người khép lại thời “dã man” bước vào giai đoạn văn minh. Tứ thơ “cái kèo, cái cột thành tên” còn gợi tập tục đặt tên mộc mạc để mong sự bình yên. Đất Nước ta gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Làm nên hạt gạo trắng thơm phải trải qua nhiều công đoạn, phải đổ mồ hội, sôi nước mắt. Quá trình hình thành Đất Nước cũng đau đớn như chuyện nhân loại hoài thai, sinh nở.

   Từ những lời phân tích trên đây, có thể thấy Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo lại. Không chỉ hay ở phương diện câu chữ, cấu trúc và lời kết đoạn đã gây được ấn tượng. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, Đất Nước bắt đầu, Đất Nước lớn lên chặng đường nào cũng song hành với cuộc sống Nhân dân. Tác giả nêu nhiều chứng cứ để làm sáng tỏ kết luận: “Đất Nước có từ ngày đó…” – từ “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Trong suốt quá trình ấy, Đất Nước gắn bó với mọi gia đình và từng cá nhân.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 32: Ôn tập phần làm văn 
Đánh giá bài viết