III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU NGÔN TỪ PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau: một đoạn tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, còn đoạn kia thể hiện nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử.

– Giống nhau: lời văn trang trọng, nghiêm túc.

– Khác nhau:

+(!): thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta → giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn.

+ (2): thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến, đồng cảm đối với Hàn Mặc Tử → giọng trầm lắng, thiết tha. 

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt là đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận:

– Đoạn (1): là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp nhằm lên án trước đồng bào và dư luận thế giới, từ đó khẳng định việc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

– Đoạn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọi là “thợ điện, thơ loạn” thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên…

c. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kiểu câu, biện pháp tu từ:

– Đoạn (1): sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ lớp từ ngữ chính trị, xã hội (tự do, bình đắt bác ái, chính trị, dân chủ, luật pháp, dư luận, chính sách,…), sử dụng các phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.

– Đoạn (2): sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời (lời thơ, ý thơ, bài thơ, thơ điên, ham sống, ước mơ, ý thức, sống, chết,…), sử dụng kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp,…

2. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới

* Đoạn văn 1 có giọng điệu hô hào, thúc giục. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:

– Về từ ngữ:

+ Cách xưng hô: “Đồng bào, chúng ta”, thể hiện sự thống nhất, gần gũi.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ mang tính khẳng định, kêu gọi mạnh mẽ.

– Về kiểu câu:

   Câu ngắn gọn, cầu tăng tiến, câu nhượng bộ, kết hợp câu cảm thán và câu cầu khiến, phép điện từ, phép song hành.

* Đoạn văn 2 có giọng điệu đằm thắm, thiết tha. Cơ sở để tạo nên giọng điệu này là:

– Về từ ngữ: 

+Cách xưng hô: người thể hiện sự trân trọng, gọi tên Xuân Diệu thể hiện sự yêu mến.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt là từ láy có sức biểu cảm cao.

– Về kiểu câu:

   Sử dụng nhiều câu dài, nhiều thành phần đồng chức (câu có nhiều vị ngữ, nhiều thành phần phụ có chức năng tương đương) với biện pháp song hành.

3. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận

– Giọng điệu cơ bản là trang trọng, nghiêm túc.

– Ở những phần, những bài cụ thể, những nội dung cụ thể có thể thay đổi giọng điệu cho linh hoạt, phù hợp.

IV. LUYỆN TẬP

Bài tập 1.

– Đoạn 1: nói về thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ rất tài hoa (lưu đãng hão huyền, con nhà nho khái, cái tâm hồn thèm chan hoà, con người khái, lần hồi đắp đổi, lại xoay ra ba dọi,…). Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, Song hành cú pháp (đoạn đầu) tạo nên một giọng điệu rất riêng, một giọng điệu “rất Nguyễn Tuân” – Tài hoa, uyên bác, đầy biến hoá trong việc sử dụng ngôn từ.

– Đoạn 2: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với việc tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là việc sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, điểm nổi bật là đoạn văn sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu ngôn từ của đoạn văn rất rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.

– Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật những điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm,… của Kiều và Từ Hải. Vì vậy, đoạn văn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản (yếu đuối – hùng mạnh, tủi nhục – vinh quang, chịu đựng – bất bình, tiếng khóc – tiếng cười, lê lết – vùng vẫy, tự ti – tự tôn,…). Người viết cũng sử dụng hàng loạt câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nếu Kiều… thì Từ Hải…). Đoạn văn vì thế mà mang âm hưởng nhịp nhàng, vân đối.

Bài tập 2:

   Nhìn chung, cả bốn vấn đề nêu ra đều là những vấn đề nghị luận xã hội. Người viết nên sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh dùng từ ngữ sáo rỗng, cầu kì, tránh dùng khẩu ngữ, nên kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp để tăng tính biểu cảm và tạo cho bài viết giọng điệu ngôn từ riêng:

– Vấn đề (a) nên viết với giọng rắn rỏi, tràn đầy tâm huyết,

– Vấn đề (b) xen lẫn với giọng nghiêm túc, trang trọng là một chút châm biếm khi phê phán lối sống vị kỉ;

– Vấn đề (c) nên gia tăng yếu tố cảm xúc để giọng điệu sâu sắc, truyền cảm hơn khi bàn về ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu”;

– Vấn đề (d) nên có những đoạn viết theo lối song hành để làm rõ hai vấn đề: “thành công” – “thất bại” của đời sống con người.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 29: Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Đánh giá bài viết