I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Đại Tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 – 8 – 1911 tại Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

– Bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1925.

– Là nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng không thể nào quên của cách mạng.

– Các tác phẩm hồi kí: Những năm tháng không thể nào quên (1970), Chiến đấu trong vòng vây (1978), Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử(1994).

2. Tác phẩm

– Đoạn trích thuộc chương XII của tập hồi kí Những năm tháng không thể nào quên. (do nhà văn Hữu Mai thể hiện).

– Không nhằm tự thuật về cuộc đời tác giả mà hướng tới tái hiện những sự kiện trọng yếu, những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam từ những ngày sục sôi trước Cách mạng tháng Tám đến những ngày gay go ác liệt của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

3. Đôi nét về thể loại hồi kí

– Là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi ức.

– Tác giả thường là những người nổi tiếng: lãnh tụ, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn… Họ tự kể (hoặc có người khác ghi lại hoặc thể hiện) về cuộc đời mình, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những biến động xã hội rộng lớn (mà họ là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể lại) của thời quá khứ.

– Đặc điểm quan trọng của hồi kí là tính xác thực cao độ trong mọi hoạt động miêu tả, trần thuật, do đó không chỉ có giá trị về văn học mà còn cả xã hội, lịch sử.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Đoạn trích gồm 4 phần:

– Phần 1 (Từ đầu đến đập vào miền Bắc”): Cảm nghĩ của tác giả về vị thế của nước Việt Nam ta..

– Phần 2 (“Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà … thêm trầm trọng”): Những khó khăn mọi mặt của đất nước.

– Phần 3 (Trong hoàn cảnh như vậy … bảy mươi ki-lô-gam vàng”): Những biện pháp và nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch, nhân dân.

– Phần 4 (Phần còn lại): Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh.

2. Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, gay go. So với hai mươi lăm năm trước đây thì tuy khó khăn nhưng thế và lực của chúng ta đã khác.

3. Những khó khăn về mọi mặt:

– Về chính trị:

+ Nước Việt Nam mới sinh nằm giữa bốn bề hùm Sói”.

+ Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi.

+ Chính quyền cách mạng “chưa được nước nào công nhận”.

– về kinh tế:

+ Ruộng đất bị bỏ hoang, vẫn ở trong tay địa chủ, lũ lụt, hạn hán liền miên.

+ Hàng hoá khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được.

– Về tài chính:

+ Chỉ còn 1 triệu bạc rách, lại “đang xuống giá”.

+ Bọn Pháp và Tưởng tung tiến làm rối loạn thị trường.

– Về xã hội:

+ Đời sống nhân dân xuống thấp.

+ Thất nghiệp tăng.

+ Có người chết đói.

+ Dịch tả phát sinh.

+ Quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận.

– Pháp nổ súng xâm lược Nam Bộ làm cho khó khăn càng thêm chồng chất. 

4. Những biện pháp và nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch và nhân dân:

– Chính trị:

+ Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng: mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra Quốc dân đại hội.

+ Ra sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.

+ Giải tán chính quyền cũ – chính quyền thực dân phong kiến.

+ Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, thực hiện công nông chuyên chính.

+ Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý.

– Kinh tế:

+ Địa chỉ giảm tổ 25%, xoá nợ cho nông dân. 

+ Công nhân làm tám giờ, quyền lợi rõ ràng.

+ Toàn dân học chữ quốc ngữ, học tập và thi cử đều miễn phí.

+ Bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lí khác.

– Nâng cao năng lực tài chính:

+ Động viên thành lập Quỹ độc lập.

+ Kêu gọi hưởng ứng Tuần lễ vàng.

+ Chỉ trong thời gian ngắn góp được hai mươi triệu đồng và ba trăm bảy mươi ki-lôgam vàng.

⇒ Sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ làm cho nội lực của đất nước tăng lên nhanh chóng.

5. Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh:

– Nét đẹp trong nhân cách của Bác: toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân đất nước: (“Ở Người… tình cảm”).

– Bác thấy rõ nhiệm vụ lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân: Xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.

– Đề ra ba mục tiêu quan trọng: “Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” và phải dựa vào dân.

– Tấm lòng của Bác:

+ Làm mọi việc để đem lại hạnh phúc cho dân.

+ Thẳng thắn chỉ ra và phê bình những khuyết điểm của cán bộ: “Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại chúng tôi”.

=> Bác Hồ – hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng của chính quyền mới, chế độ mới.

6. Thông thường hồi kí mang đậm dấu ấn cá nhân từ điểm nhìn của một cá nhân dị thể, tác giả kể lại những gì xảy đến với mình hoặc những gì mình chứng kiến mang nặng tính chủ quan. Còn ở đây, tác giả trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kế thường mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phác hoạ những nét lớn gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Cách trần thuật như thế đã làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới một tầm vóc mới.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 17: Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên) – Võ Nguyên Giáp
Đánh giá bài viết