I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả 

– Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.

– Quê gốc: làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

– Là một trí thức yêu nước có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

– Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.

– Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được diễn đạt trong lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa. ..

– Những tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986); Hoa trái quanh tôi (1995); Ngọn núi áo anh (1999),…

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên.

– Gồm 8 bài kí. Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một trong những bài kí đặc sắc của tác giả. Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm,

b) Nội dung

– Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ: Từ thượng nguồn tới khi qua kinh thành Huế; từ tự nhiên, lịch sử đến văn hóa nghệ thuật. Qua đó, ca ngợi thành phố Huế và rộng hơn là ca ngợi quê hương đất nước.

– Tác giả huy động nhiều vốn kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật; sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liên tưởng với giọng văn trần thuật mượt mà, giàu nhịp điệu và giàu chất thơ.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Ở phần nói về thượng lưu sông Hương Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vì vẻ đẹp của dòng sông này với hình ảnh hai người phụ nữ. 

* Hình ảnh hai người phụ nữ:

– Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.

– Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

* Ý nghĩa của những hình ảnh ấy:

+ Về nội dung:

+ Hình ảnh cô gái Di-gan thể hiện vẻ đẹp vừa huyền bí, dữ dội vừa tự do, trong sáng của Sông Hương giữa lòng Trường Sơn – một vẻ đẹp còn đầy tính bản năng.

+ Hình ảnh người mẹ phù sa tô đậm vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của sông Hương khi ra khỏi rừng – một vẻ đẹp của sự trưởng thành mang cốt cách văn hoá,

– Về nghệ thuật:

   Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như một sinh thể có hồn cốt và làm nổi bật được những nét đối cực trong tính cách của sông Hương gia tăng chất trữ tinh, chất thơ cho lời văn tùy bút.

2. Sông Hương có sự thay đổi tính cách khi về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế. Theo nhà văn, sông như đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái”, để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ này của dòng sông thực ra đã có cội nguồn ở phần “tâm hồn sâu thẳm của nó” trong cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua”.

   Ở đây, hứa hẹn nhiều vẻ đẹp mới của sông Hương là hình tượng người con gái”, được “người tình mong đợi đến đánh thức”. Những hiểu biết về địa lí đã giúp tác giả miêu tả được dòng sông một cách tỉ mỉ về những khúc quanh và lưu vực. Cũng chính nhờ năng lực quan sát tinh tế, kĩ càng và vốn ngôn ngữ hình tượng dồi dào, phong phú đã khiến nhà văn viết ra những câu chữ đặc sắc, lay động lòng người: Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “sắc nước trở nên xanh thăm”,…

   Kiến thức, kiến văn uyên bác của nhà văn còn hằn dấu vào những câu văn nói về lăng tẩm triều Nguyễn. Vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế, và câu ca dao:

                        Bốn bề núi phu may phong

               Manh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên.

3. Đoạn tả sông Hương khi đi qua thành phố Huế đã gây được nhiều ấn tượng:

– Đấy là hình ảnh chiếc cầu bắc qua dòng sông Hương: “Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.

– Nhà văn như thổi linh hồn vào cảnh vật: “đường cong ấy làm cho dòng sông như mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu”; “Tôi nhớ sông Hương, quý điệu chảy lững lờ của nó khi ngang qua thành phố”.

– Dường như sông Hương không muốn xa thành phố: “Rồi như sực nhớ lại một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đôi dòng rẽ ngặt sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố ở góc Bao Vinh… khúc quanh này thật bất ngờ… Đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.

+ Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Tác giả liên hệ “Lời thề ấy vang vọng khắp khu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

4. a) Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa.

– Theo tác giả có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại với mình:

+ Dòng sông trắng – lá cây xanh” (Chơi xuân – Tản Đà).

+ “Như kiếm dụng trời xanh” (Trường giang như kiếm lập thanh thiên – Cao Bá Quát).

+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy . Sống chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. (Thơ của Thu Bồn) .

– Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya… Quả đúng vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”,

– Tác giả tưởng tượng: trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Phải có độ nhạy cảm về thẩm âm, hiểu biết về âm nhạc của xứ Huế, tác giả mới có sự liên tưởng này.

– Với ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, tác giả nhớ tới N “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.

b) Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử:

– Tên của dòng sông Hương được ghi trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Nó được ghi là Linh Giang”.

+ Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt. 

+ Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.

+ Nó đọng lại đến bầm da, tím máu, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”.

+ Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.

+ Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc.

   Bài bút kí kết thúc bằng cách lí giải tên của dòng sông: sông Hương, sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại: Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

5. Nét đẹp của văn phong tác giả 

– Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.

– Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này.

– Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

– Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả – dong sông Hương.

III. LUYỆN TẬP

   Anh (chị) tâm đắc nhất đoạn văn nào trong bài bút kí? Hãy phân tích những nét đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả.

Gợi ý: Đoạn văn tả sông Hương và thiên nhiên Huế, con người Huế

– Sông Hương và thiên nhiên Huế: Lần theo dòng chảy của sông Hương, ta bắt gặp những bức tranh thiên nhiên đẹp mượt mà: .

   Thiên nhiên Huế được nhà văn tái hiện với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian. Sông Hương phản quang vẻ đẹp biến ảo của Huế “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Gắn liền với dòng sông, những địa danh quen thuộc: Hòn Chén, Nguyệt Biều, Vọng Cảnh, Thiên Thai dường như sống động hơn: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “sắc nước trở nên xanh thắm”… Sông Hương tôn tạo vẻ đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên Huế và ngược lại dòng sông cũng hun đúc mọi sắc trời, văn hóa của vùng đất cố đô.

– Sông Hương và con người Huế:

+ Thiên nhiên và dòng sông luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông, nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế: mềm mại, chí tình, “mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”.

+ Qua màu sắc của trời Huế, màu sương khói trên sông Hương, nhà văn thấy cách trang phục trang nhã, dịu dàng của các cô gái Huế xưa “sắc áo cưới màu điều – lục các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng”.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 17: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đánh giá bài viết