I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm: là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

– Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

+Lí tưởng (lẽ sống).

+ Cách sống.

+ Hoạt động sống.

+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè,…

2. Yêu cầu

a) Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì?

b) Từ một vấn đề đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.

c) Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.

3. Cách làm 

– Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác:

+ Đọc kĩ đề bài.

+ Gạch chân các từ quan trọng.

+ Ngăn vệ (nếu có).

– Tìm hiểu đề.

+ Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào).

+ Thao tác chính (thao tác làm văn).

+ Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài.

– Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận.

+ Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.

• Giải thích khái niệm của đề bài.

Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.

Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sau vào vấn đề nào đó – một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tranh chung chung.

+ Kết bài: Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

              Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?

                                       (Một khúc ca)

a) Tìm hiểu đề

– Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề sống đẹp đối với mọi con người đặc biệt là thanh niên học sinh chúng ta ngày nay.

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống phải biết cống hiến, trách nhiệm của mình. với cuộc đời được coi là người sống đẹp. Để sống đẹp, con người cần phải rèn luyện những phẩm chất trách nhiệm, vị tha luôn luôn biết sống vì mọi người.

– Với đề bài này, cần sử dụng các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. .

– Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống và văn học cho làn dẫn chứng chủ yếu là dùng tư liệu thực tế. Có thể sử dụng thơ văn vừa phưai đe di chứng (nếu nhiều sẽ lạc sang nghị luận văn học).

b) Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Có thể chọn một trong các cách mà SGK nểu ra: diễn dịch, quy nạp, phản để. Từ đó có thể dẫn câu thơ của Tố Hữu rồi nêu phương hướng sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?

– Thân bài: Thế nào là sống đẹp: Sống đẹp là sống có lí tượng, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình và xã hội.

+ Có thể dẫn chứng một số gương sống đẹp trong đời sống và trong văn chương.

+ Phê phán quan niệm về lối sống không đẹp, chưa đẹp: sống thiếu trách nhiệm, buông thả, chỉ biết hưởng thụ, không cống hiến, chỉ biết đòi hỏi quyền lợi, không chú ý đến nghĩa vụ, ích kỉ, thiếu vị tha.

+ Làm thế nào để sống đẹp. Biện pháp phấn đấu ra sao để có thể sống đẹp. .

– Kết bài: Con người phải biết phấn đấu, rèn luyện để sống đẹp, vì đây chính là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của mỗi chúng ta.

III. LUYỆN TẬP

1. Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bến dưới.

a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người.

   Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho văn bản là: Thế nào là con người có văn hóa?; Một trí tuệ có văn hóa; Một cách sống khôn ngoan;…

b) Đề nghị luận, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận:

– Giải thích: đoạn 1 Văn hóa nghĩa là…”

– Phân tích: đoạn 2 “Một trí tuệ có văn hóa…”

– Bình luận: đoạn 3 “Đến đây, tôi sẽ để các bạn…”

c) Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động.

– Khi giải thích tác gia đưa ra nhiều câu hỏi tạo tính chất gợi mở, cậu họ nối tiếp câu kia, nhằm lôi cuốn người đọc. 

– Khi phân tích và bình luận, tác giả như trực tiếp đối thoại với người đọc. Điều đó tạo sự gần gũi, thân mật, thẳng thắn giữa người viết với người đọc (Lưu ý vị trí xã hội .. của tác giả với bạn đọc của ông).

– Phần cuối, tác giả viện dẫn một đoạn thơ vừa tóm lược các luận điểm của bài viết vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.

2. Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tượng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tương thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Gợi ý:

a) Tìm hiểu đề

– Nội dung: Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình.

+ Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có cuộc sống.

+ Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.

+ Giải thích mối quan hệ lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.

– Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.

– Phạm vị tư liệu: Cuộc sống.

b) Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

– Thân bài:

+ Lí tưởng là gì? Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào?

(Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lí tưởng tốt đẹp.)

+ Lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống:

Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí. tưởng thì không có cuộc sống.

+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chủ đường.

+ Lí tưởng riêng của mỗi người.

   Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tượng.

– Kết bài:

+ Khái quát lại vấn đề.

+ Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

– Mở rộng:

+ Phê phán những người sống không có lí tưởng.

+ Lí tưởng của thanh niên ta ngày nay là gì? (Phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí.)

+ Làm thế nào để sống có lí tưởng?

+ Nêu ý nghĩa của câu nói.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Đánh giá bài viết