I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1.

Cách nói:

           Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

           Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

           Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

là nói quá nhưng có mức độ, nhằm gây ấn tượng mạnh hơn về điều cần nói.

Câu 2.

– So sánh hai cách nói:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Đêm tháng năm rất ngắn.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối – Ngày tháng mười rất ngắn

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày – Mồ hôi rất nhiều. .

– Cả hai cách nói trên đều cùng một nội dung thông báo nhưng cách nói quá (đứng trước) gây ấn tượng mạnh hơn.

II. GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1.

a. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm: Câu thơ nói đến sức lao động của con người làm ra của cải, vật chất. Dù đất đai có khô cằn bao nhiêu nữa nhưng nếu có sức lao động của con người thì cũng trở thành mảnh đất màu mỡ và có thể nuôi sống con người.

b. Em có thể đi lên đến tận trời được: Ý muốn nói vết thương không đau, chỉ sướt da, sức khỏe vẫn còn tốt, vẫn còn có thể tham gia chiến đấu.

c. Thét ra lửa: Diễn tả tiếng thét to, mạnh khủng khiếp.

Bài tập 2.

a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.

b. Bầm gan tím ruột.

c. Ruột để ngoài da.

d. Nở từng khúc ruột.

e. Vắt chân lên cổ.

Bài tập 3.

– Cô hoa hậu năm nay có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Hôm nay kiểm tra toán khó quá, mình nghĩ nát óc mà không ra.

– Sức mạnh của tập thể có thể dời non lấp biển.

Bài tập 4. 

– Ăn như rồng cuốn

– Nói như rồng leo

– Làm như mèo mưa

– Đen như cột nhà cháy

– Lớn nhanh như thổi.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 9.Nói quá
Đánh giá bài viết