TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Vị trí của nhân vật người kể chuyện. Lí do có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn.

– Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.

+ Trong mạch kể xưng “tôi” là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

+ Trong mạch kể xưng “chúng tôi” vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là “cả bọn con trai” ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

– Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể, lồng vào nhau bao trùm lên nhau. Tuy nhiên “tôi” có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra người kể chuyện xưng “tôi” trong văn bản là quan trọng hơn.

Câu 2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bạn trẻ và làm cho chúng ngây ngất. Lí do có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa.

– Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi” có hai đoạn:

+ Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng. bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, trong dịp nghỉ hè.

+ Đoạn dưới nói đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên cành cao.

– Như vậy, tuy cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngây ngất. 

Câu 3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” hai cây phong chiếm một vị trí “độc tôn” lôi cuốn và gây xúc động sâu sắc cho mạch kể.

   Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các “mắt mấu”, “các cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay” với “bóng râm mát rượi”… 

   Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau miêu tả bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trước mắt một “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc”, càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất.

  Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó rất sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Câu 4. Các em chọn mười lòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.

Gợi ý: Các đoạn có thể chọn:

a. “Phía trên làng tôi… cây phong thân thuộc ấy”.

b. “Trong làng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 9.Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên)
Đánh giá bài viết