I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Phần I: Chức năng của tình thái từ

Câu 1.

– Ở thí dụ a nếu bỏ từ à thì câu này không còn là câu nghi vấn.

– Ở thí dụ b nếu bỏ từ đi thì câu này không còn là câu cầu khiến.

– Ở thí dụ a nếu bỏ từ thay thì câu này không còn là câu cảm thán.

Câu 2. Các từ tình thái có tác dụng biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Từ 4 trong câu thể hiện sự kính trọng, lễ phép.

Phần II. Sử dụng tình thái từ

Câu 1. Cách sử dụng tình thái từ: 

– Từ à trong câu Bạn chưa về à? được dùng để hỏi ý thân mật.

– Từ trong câu Thầy mệt ạ? được dùng để hỏi với ý kính trọng. 

– Từ nhé trong câu Bạn giúp tôi một tay nhé? được dùng để cầu khiến với ý thân mật.

– Từ trong câu Bác giúp cháu một tay ạ? được dùng để cầu khiến với ý kính trọng.

II. GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1. Các từ in đậm trong các câu:

a. nào: không phải là tình thái từ;

b. nào: là tình thái từ;

c. chú: là tình thái từ;

d. chứ: không phải là tình thái từ;

e. với: là tình thái từ;

f. với: không phải là tình thái từ;

h. đằng kia: không phải là tình thái từ

i. kia: là tình thái từ.

Bài tập 2. Giải thích ý nghĩa của các từ tình thái in đậm trong các câu:

a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.

b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được. 

c. ưu: hỏi, với thái độ phân vân.

d. nhỉ: thái độ thân mật.

e. nhé: dặn dò, thái độ thân mật.

f. vậy: thái độ miễn cưỡng.

g. cơ mà: thái độ thuyết phục.

Bài tập 3. Đặt câu có sử dụng các từ tình thái:

– Mẹ đây mà!

– Cháu làm gì đấy!

– Đẹp quá chứ lị!

– Đi chơi thôi!

– Cho em đi xem phim cơ!

– Thế thì đi ngủ vậy!

Bài tập 4. Đặt câu hỏi có sử dụng các từ tình thái nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội:

Thầy giáo với học sinh: Thầy có giải thích thêm vấn đề này không ạ?

Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Bạn đợi tôi cùng về chứ?

Con cái với cha mẹ, chú bác: Mẹ nấu cơm giúp con được không ạ?

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 7.Tình thái từ
Đánh giá bài viết