I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Phần I. Trợ từ

Câu 1.

   So sánh 3 câu: Câu thứ nhất nói lên sự việc khách quan, câu thứ hai thêm từ những có thêm ý nhấn mạnh, hàm ý đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, câu thứ ba so với câu thứ nhất thêm từ có hàm ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít.

Câu 2. Các câu thứ hai và ba dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, hàm ý đánh giá của người nói về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Phần II: Thán từ

Câu 1. Từ này trong đoạn a được thốt ra nhằm gây sự chú ý của người đối thoại.

– Từ a trong đoạn a được thốt ra biểu thị sự tức giận của người nói.

– Từ này trong đoạn b được thốt ra nhằm gây sự chú ý của người đối thoại.

– Từ vâng trong đoạn b được thốt ra biểu thị sự nghe theo, lễ phép của người nói.

Câu 2. Lựa chọn a, c, d

II. GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1.

a. Chính: là trợ từ.

b. Chính: không phải là trợ từ

c. Ngay: là trợ từ.

d. Ngay: không phải là trợ từ.

e. Là: không phải là trợ từ.

f. Là: là trợ từ

g. Những: không phải là trợ từ

h. Những: là trợ từ

Bài tập 2.

a. Trợ từ lấy: Dùng để nhấn mạnh tối thiểu, không yêu cầu hơn.

b. Trợ từ nguyên: Biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường của một hiện tượng để làm nổi bật mức độ cao của một việc nào đó.

c. Trợ từ cả: Từ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Bài tập 3.

a. này, à

b. ấy .

c. vâng

d. chao ôi

e. hỡi ơi

Bài tập 4.

a. Ha ha: tiếng thốt lên biểu thị sự vui mừng, phấn khởi.

Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột.

b, Than ôi: từ biểu lộ sự đau buồn, thương tiếc.

Bài tập 5.

– Tôi nói thế mà nó “hư” đấy.

– Hứ! Con không đi đâu!

– A! Mẹ đã về!

– Á à! Thì ra là thế!

– Này, việc tôi giao anh đã làm xong chưa?

Bài tập 6. Câu tục ngữ khuyên chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 6.Trợ từ, thán từ
Đánh giá bài viết