TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Phân tích diễn biến tâm trạnỵ của lão Hạc xung quanh việc bán chó.

– Tình cảm của lão Hạc đối với cậu Vàng được thể hiện thật cảm động:

+ Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự.

+ Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm.

+ Cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.

+ Lão cứ ăn vài miếng rồi lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ.

+ Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa bé.

– Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán cậu Vàng. Lúc này trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ: 

+ Lão kể cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”.

+ Khi nhắc đến cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không kìm nén được, nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên là cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.

   Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc: “Thì ra tội già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”.

   Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì lương tâm mới bị dày vò, đau đớn đến thế.

Câu 2. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, suy nghĩ về tình cảnh và tính cách của lão Hạc. 

– Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về thân già của mình, đã gửi lại toàn bộ số tiền dành dụm bằng sự nhịn ăn tiêu của lão để nhờ ông giáo đưa ra nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng sức lao động của mình. 

– Lão Hạc đã tìm đến cái chết trong khi vẫn còn trong tay mấy chục bạc (không kể vẫn còn mảnh vườn đáng giá). Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào trong món tiền lão cậy ông giáo cầm giúp. Với lòng tự trọng và  nhân cách trong sạch, khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cùng, lão chỉ còn ăn uống qua bữa bằng khoai, ráy, củ chuối, rau má…, nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu rõ là rất nhân tình, “lão từ chối một cách gần như là hách dịch”. 

– Với cái chết đau đớn mà lão lạc tự chọn, lão Hạc đã thành một người đáng kính. Là một nông dân cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm đáng trân trọng. Lào Ilạc là con người của câu tục ngữ: “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh còn hơn sống nhục”, là con người mà nhân phẩm còn lớn hơn cả cuộc sống.

Câu 3. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Ilạc:

– Người kể chuyện đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy lọ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương”.

– Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với những người nông dân, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là những người đáng thương và có bản tính tốt, có điều cái bản tính tốt ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn theo chiều sâu, không hời hợt, phiến diện, chỉ thấy cái bể ngoài, nhất là không thành kiến tàn nhẫn.

– Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm sáng tạo của nhà văn Nam Cao.

Câu 4. Ý nghĩa trong câu nói của nhân vật “tôi”:

– Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó thường xuyên vào vườn nhà lão thì ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Ông giáo đã biết đến lão Hạc là một người nhân hậu, không tham lam, không muốn làm phiền người khác, một người đã khóc vì trót lừa một con chó mà nay lại đi xin bả chó để trộm chó của người khác. Hành động này khiến lão Hạc từ một người lương thiện, có tự trọng trở thành người bất lương. Lão Hạc chẳng khác nào Binh Tư, và cuộc đời này cũng lắm người cướp giật của người khác. Để có cái ăn, con người, ngay cả người lương thiện cũng không từ một thủ đoạn nào nên cuộc đời này quả thật đáng buồn. 

– Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Ilạc, ông giáo biết được chân tướng của sự việc thì suy nghĩ của ông giáo lại khác. Cái đáng buồn trước đây ông giáo nghĩ đã không xảy ra, xã hội vẫn còn những con người chịu chết vinh còn hơn sống nhục. Đó thật sự là niềm vui lớn đối với ông giáo. Nhưng cái buồn khác của ông giáo chính là bi kịch của lão Hạc. Một con người nhân hậu, lương thiện lại rơi vào một tình cảnh không lối  thoát, đến khi chết còn bị hành hạ đau đớn. Chết nhưng không được chết một cách thanh thản. Bi kịch của lão Hạc chính là bi kịch chung của đại đa số nông dân Việt Nam thời kì đó. Quả đúng là Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.

Câu 5.

– Truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” đã tạo hiệu quả nghệ thuật rất lớn, đồng thời nó gây xúc động cho người đọc.

– Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ tính chân thực và cảm xúc trữ tình.

– Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nên được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện than thở: “Lão Hạc ci! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão”, “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng làm liều như ai hết…”, “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt…”.

– Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả – đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Câu 6. Ý nghĩ của nhân vật tôi qua đoạn trích: “Chao ôi!… che lấp mất”.

   Những câu văn mang tính triết lí đó không hề có trong sách vở, không mang tính trừu tượng, mà là những suy nghĩ từ thực tế nên có sức thuyết phục đặc biệt.

Câu 7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện:

– Cuộc đời: Đây là những số phận thật nghiệt ngã, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cái nghèo khổ phơi bày ra trong cảnh sưu thuế tàn nhân như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và khiến người sống cô đơn như lão Hạc phải tự hành hạ mình cho đến chết.

– Tính cách: Qua các tác phẩm, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh của từng nhân vật: .

+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng. .

+ Ở truyện ngắn Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 4.Lão Hạc
Đánh giá bài viết