Câu 1. Bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.

Câu 2. Sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản:

   Sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá Côn Lôn và cả bài Muốn làm thằng Cuội (ra đời trước năm 1932) với các bài Nhớ rừng, Ông đồQuê hương (đều là thơ mới).

   Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, với luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần rất chặt chẽ. Thể thơ này các em đã làm quen qua các bài Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà.

   Các bài Nhớ rừng, Quê hương… sử dụng thể thơ khác, hình thức linh hoạt, phóng khoáng, tự do hơn. Cả ba bài Nhớ rừng, Quê hương Ông đồ tuy vẫn tuân thủ một số quy tắc: số chữ trong các câu đều bằng nhau (Nhớ rừng và Quê hương là thơ 8 chữ; Ông đồ là thơ 5 chữ), đều có quy tắc nhất định, nhưng quy tắc đó không quá chặt chẽ tới mức gò bó như trong thơ luật Đường, mà trái lại hình thức mới khá linh hoạt, tự do; số câu trong bài không hạn định; lời thơ tự nhiên gần lời nói thường, không có tính chất ước lệ và không hề có công thức khuôn sáo; cảm xúc nhà thơ được phát biểu chân thật… Những điều đó rõ ràng là rất mới so với thơ Đường luật nói riêng và thơ cổ nói chung. Cái tên “thơ mới” ra đời là vì vậy. 

   Tuy nhiên, tên gọi thơ mới từng được biểu hiện khác nhau. Những thi sĩ mới đã chống lại lối thơ khuôn sáo, gò bó đầy rẫy trên báo chí đương thời (hầu hết là thơ luật Đường) mà họ gọi là “thơ cũ”. Họ đòi đổi mới thơ ca và sáng tác những bài thơ không tuân thủ theo luật lệ thơ cũ, mà thơ là thơ tự do (số chữ trong câu không hạn định và không bằng nhau), gọi là “thơ mới”. Vì vậy ban đầu thì mới được hiểu là thơ tự do. Song cái tên “thơ mới” còn: dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn, bộc phát những năm 1932-1933 chấm dứt vào năm 1945, gắn liền với tên tuổi của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính. Như vậy “thơ mới” không còn gọi thể thơ tự do mà trở thành tên gọi một phong trào thơ.

   Ngoài thơ tự do (thực ra không nhiều) còn có các thể thơ truyền thống như thơ bảy chữ, năm chữ, tám chữ, lục bát,… thậm chí, một số thi sĩ thơ mới làm cả thơ Đường luật. Nhưng cả nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật, thơ mới có rất khác với thơ cổ. Như vậy, sự đổi mới của thơ mới chủ yếu không phải ở phương diện thể thơ mà là chiều sâu cảm xúc và tư duy tho.

   Các em hãy chép những câu thơ mà em thích, cho là hay nhất trong bốn bài thơ theo yêu cầu của sách giáo khoa. Có thể chép những đoạn thơ sau:

           Nào đâu những đêm màng bên bờ suối

           Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

           Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

           Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.

                                                                 (Nhớ rừng)

                  Năm nay đào lại nở,

                  Không thấy ông đồ xưa.

                  Những người muôn năm cũ

                  Hồn ở đâu bây giờ?

                                                           (Ông đồ)

                  Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

                  Cả thân hình nông thở vị xa xăm

                  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                  Nghe chất muối thấm dần trong thớ bỏ.

                                                             (Quê hương)

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 31.Tổng kết phần văn
Đánh giá bài viết