I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục có 2 cảnh:

– Cảnh trước gồm những lời thoại của Giuốc-đanh và bác phó may.

+ Trên sân khấu có bốn nhân vật: Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phu mang lễ phục và một gia nhân của ông Giuốc-đanh.

+ Chỉ có ông Giuốc-đanh với bác phó may nói với nhau. Cảnh này chủ yếu là lời đối thoại, kèm theo đó là những cử chỉ, động tác của nhân vật.

– Cảnh sau bao gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.

+ Sân khấu vào cảnh sau đông hơn và có thêm bốn tay thợ phụ nữa, nên lớp kịch sôi động hơn.

+ Ta hình dung thấy bốn tay thợ phụ kia xem xét chung quanh, ông Giuốc-đanh tuy đối thoại với một người mà như nói với cả tốp phụ năm người.

+ Trên sân khấu vừa đông người vừa có những hành động kịch rất thú vị, là các thợ phụ cởi quần áo cũ để mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. Lớp kịch này còn có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng làm cho lớp kịch sôi động hẳn lên.

Câu 2.

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh:

– Hành động kịch chỉ diễn ra giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may.

– Cuộc đối thoại giữa hai người chỉ xoay quanh bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ.

Ông Giuốc-đanh bị lợi dụng:

– Ông Giuốc-đanh thể hiện là người dễ bị lợi dụng bởi bác thợ may với lời lẽ “vùng chèo khéo chống” từ thế bị động như may ngược hoa ở cái áo và ăn cắp vải, bác phó may đã có thể chống đỡ, lừa bịp ông Giuốc-đanh. 

– Sở dĩ bác phó may lợi dụng được ông Giuốc-đanh là vì bác đánh đúng tâm lí đang muốn học đòi làm sang của ông.

Câu 3. Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện và bị lợi dụng:

   Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh rất mãnh liệt. Có thể nói ông sẵn sàng cho hết tiền chỉ được để “làm sang”.

   Ở cảnh sau, đám thợ may đã đẩy cái tính cách “học đòi làm sang” trở nên lố bịch khi họ mặc xong bộ lễ phục cho ông và tôn xưng ông là “ông lớn” khiến ông cứ mặc lễ phục là nghiễm nhiên thành quý tộc.

   Khác với tính cách của bác phó may là lợi dụng, giả dối, lừa bịp, tay thợ phụ đã ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền. Họ điểm đúng vào huyệt học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn lên mấy bước, cứ tôn mãi hết ông lớn đến cụ lớn rồi đến đức ông.

   Tuy nhiên, có lúc ông Giuốc-đanh nghĩ đến túi tiền của mình. Ông nói riêng: Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi.

Câu 4. Khía cạnh gây cười cho khán giả của lớp kịch:

   Khán giả được gây cười từ cái ngu ngốc của ông Giuốc-đanh, chỉ vì thói học làm sang mà bị người ta lợi dụng.

   Khán giả còn có những trận cười ở cái ngớ ngẩn của ông, tưởng rằng mặc áo hoa ngược mới là sang trọng.

   Khán giả còn được cười khi tận mắt thấy chứng kiến cảnh mấy tay thợ phụ lột quần áo cũ của ông Guốc-đanh ra để mặc bộ lễ phục mới như một . “hình nộm”, “một con rối”.

II. BÀI VĂN THAM KHẢO 

Những tình huống mang tính hài hước trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.

                                   Bài làm

   Gã tư sản Giuốc-đanh học đòi quý tộc – đúng như tên của vở kịch, với thói tật: Háo danh, muốn có địa vị, chức tước như giới quý tộc, như “ông nọ, bà kia”, lão mù quáng đến nỗi bỏ tiền sắm sửa lễ phục cho giống quý tộc thật sự, nhưng lại không đủ sức lịch lãm để hiểu về cung cách thế nào?

   Ta hãy tìm hiểu thêm về nghệ thuật hài hước của Mô-li-e khi khắc họa nhân vật Giuốc-Đanh ở lớp kịch này, từ những mâu thuẫn gây cười (Qua đối đáp với phó may và thợ bạn):

   Với phó may:

– Không biết áo Trào may thế nào, nên phản đối vì áo may ngược hoa.

– Phó may nói áo Trào may áo ngược hoa là đúng. (Dốt mà háo danh nên bị lừa).

Với thợ bạn:

– Nghe tôn xưng “ông lớn”, “Cụ lớn”, “Đức ông” thì vung tiền cho.

– Lại nói một mình “Thế là vừa phải, nếu có cứ tôn xưng mãi ta sẽ mất hết tiền…”. (Vung vãi tiền để mua danh nhưng vẫn tiếc tiền).

   Nghệ thuật hài hước của tác giả qua các nhân vật phó may và thợ bạn (Cũng qua những mâu thuẫn gây cười).

   Bằng lời nói và việc làm:

   Mô-li-e khai thác những mâu thuẫn trong tính nết nhân vật để gây cười:

– Tay nghề vụng về lại tham tiền.

– May áo ngược hoa (vụng, dốt) nhưng lại khéo chống chèo: “Quý tộc mặc như thế”.

– Sợ bị mất tiền và lộ chân tướng nên phải nịnh ông Giuốc-đanh là “Ông lớn, Cụ lớn, Đức ông” để lấp liếm và lại được tiền nhiều, lại bày trò mặc áo không giống ai để moi tiền.

   Mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật cũng mang tính chất hài hước.

   Giuốc-đanh là người dốt nhưng có tiền. Trong khi tìm kiếm cho mình bộ trang phục, đã phát hiện bị ăn bớt vải, thấy tất chật, giày chật và than đau nhưng lại bị những người thợ may cua mặt.

   Phó may và thợ bạn thì tay nghề vụng nên bịa chuyện mặc áo theo nhịp. đàn, may áo hoa ngược, tán tụng là áo mặc đẹp. Tìm cách lấp liếm những yếu kém của mình. Những mâu thuẫn đã bộc lộ bản chất ngu dốt, quê mùa của Giuốc-đanh. Sự vụng về, dối trá, ăn bớt, nịnh bợ, láu lỉnh của phó may và thợ bạn tạo thành tiếng cười.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 29.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)
Đánh giá bài viết