I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

A. NHẬN XÉT CHUNG

Câu hỏi 1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu:

   Gõ đầu rơi xuống đất, cai lệ thét lên bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều cái cũ mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu.

Câu hỏi 2. Tác giả lựa chọn cách sắp xếp trật tự từ như trong đoạn trích để nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ. .

Câu hỏi 3. Có các cách lựa chọn trật từ sau:

a. Cai lệ gõ đầu rơi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một ‘người hút nhiều cái cũ.

b. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều cái cũ, gõ đầu rơi xuống đất.

c. Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu rơi xuống đất.

d. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

đ. Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

e. Gõ đầu rơi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều cái cũ, cai lệ thét.

Khi thay đổi trật tự từ trong câu hiệu quả diễn đạt không giống nhau:

Câu a: Liên kết chặt với câu đứng trước và câu đứng sau.

Câu b: Liên kết chặt chẽ với câu trước.

Câu d, đ: Liên kết chặt chẽ với câu sau.

Câu e: Nhấn mạnh sự hung hãn của tên cai lệ và có tác dụng liên kết chặt chẽ với câu sau.

B. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ XẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ

Câu hỏi 1. Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm trong SGK thể hiện:

a. Sự hung hãn của tên cai lệ và cách sắp xếp trật tự từ theo thứ tự trước sau của hành động.

Sự sợ hãi của chị Dậu. Sắp xếp trật tự từ theo thứ tự trước sau của hành động. 

b. Thể hiện sự xuất hiện bất ngờ của cai lệ và người nhà lí trưởng với những vật dụng để đánh, trói. Sự sắp xếp trật tự từ thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật: cai lệ có địa vị xã hội cao hơn người nhà lí trưởng. Trật tự từ ở nay cũng phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật: cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng đi sau.

   Trật tự từ trong cụm roi song, tay thước và dây thừng tương ứng với trật từ của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi, còn người nhà lí trưởng mang thước và dây thừng.

Câu hỏi 2.

a. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. Tạo ra nhịp điệu cân đối, hài hòa bằng trắc của câu văn: bắt đầu bằng nhịp 2/2 sau đó bằng nhịp 3/3.

b. Câu này cũng tạo được sự hài hòa về ngữ âm của lời nói: nhịp 8/3, 2/2.

c. Câu này không tạo được sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. Đọc lên, người đọc có cảm giác lủng củng.

Câu hỏi 3. Tùy theo từng mục đích diễn đạt mà người viết (nói) sử dụng theo một trật tự từ có tác dụng nhấn mạnh hoặc làm rõ ràng hơn nội dung diễn đạt trong câu, từ đó câu văn, bài văn có hiệu quả diễn đạt cao hơn.

II. GIẢI BÀI TẬP

Câu hỏi a. Sắp xếp trật tự từ theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử.

Câu hỏi b.

Đặt cụm từ Đẹp vô cùng trước cụm từ Tổ quốc ta ơi! để nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông đất nước ta trong những năm đầu mới giải phóng.

Cụm từ hò Ô tiếng hát: đảo từ ô lên trước để bắt vần với sông Lô, tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước. Trật từ ở đây đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

Câu hỏi c. Câu văn lặp lại từ mật thám và cụm từ đội con gái để liên kết chặt chẽ với câu trước và để thể hiện thái độ bất cần của nhân vật cô gái điếm.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-bài 28.Lựa chọn trật tự từ trong câu
Đánh giá bài viết