Đề 1: Hãy viết về tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng trong đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyễn Hồng.

Gợi ý: Lòng yêu thương mẹ của chú bé Hồng được thể hiện nổi bật ở hai điểm:

– Chú bé đau đớn, uất ức trước những lời lẽ thâm độc của bà cô và những thành kiến nặng nề của mọi người đối với người mẹ bất hạnh của chú. Chú không hề oán trách mà vẫn rất mực yêu quý mẹ, đồng thời căm ghét mãnh liệt những “hủ tục” đã đày đọa mẹ chú.

– Được gặp mẹ sau bao ngày xa cách, lòng chú tràn ngập một niềm vui sướng đến nghẹn thở. Chú cuống quýt chạy ríu cả chân rồi òa lên khóc nức nở… Khi được nằm trong lòng, chú cảm thấy thấm thía tận cùng cảm giác sung sướng, tận hưởng sự êm dịu vô cùng của người mẹ.

Đề 2: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và qua đó làm rõ ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.

Gợi ý: – Ban đầu, chị Dậu rất sợ hãi, cố van xin tha thiết. Đến khi tên cai lệ đáp lại chị bằng những lời lẽ hung hãn và cứ chực xông vào trói anh Dậu thì tức quá không chịu được đã liều mình cự lại. Chị đã quật ngã hai tên tay sai bằng một sức mạnh ghê gớm đến bất ngờ.

– Đó là sức mạnh của lòng căm thù, nhưng xét đến cùng, chính là biểu hiện của tình yêu thương. Dịu hiền, đanh đá hay quyết liệt thì vẫn là một tính cách chị Dậu, người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và tiềm tàng sức sống mạnh mẽ.

– Bị đẩy tới đường cùng, người nông dân bị áp buộc phải vùng lên chống lại để tự cứu mình. Đó là ý nghĩa khách quan toát lên từ tác phẩm.

Đề 3: Chứng minh rằng ông Giuốc-đanh trong vở hài kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là một nhân vật nực cười trước khán giả.

Gợi ý:

– Ở cảnh đầu của lớp kịch, ông Giuốc-đanh nực cười ở chỗ ngu dốt lại cứ học đòi làm sang và bị bác phó may lợi dụng. 

– Ở cảnh sau, ông Giuốc-Đanh nực cười ở chỗ bị các thợ phụ tâng bốc bằng các danh vọng hão để moi tiền.

   Để làm nổi bật hình ảnh nực cười của ông Giuốc-đanh cần hình dung ông Giuốc-đanh trên sân khấu bị lột bỏ quần áo đang mặc, khoác lên người bộ áo lố lăng mà vẫn tưởng như thế mới là trưởng giả, là sang… khiến người xem phải bật cười.

Đề 4: Hãy phân tích nỗi nhớ rừng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Gợi ý:

   Bài thơ là lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, qua đó là lời tâm sự của tác giả và cũng là của thế hệ thanh niên trong hoàn cảnh mất nước đương thời.

   Với trí tưởng tượng phong phú và con mắt nhìn của một họa sĩ tài ba, tác giả còn vẽ tiếp bức tranh bằng thơ giàu hình ảnh và tràn đầy màu sắc:

       Nào đâu những đêm dàng bên bờ suối

       Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

       Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

       Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

       Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

       Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

       Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

       Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

   Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật. Chúa sơn lâm đang chế ngự thiên nhiên với tâm trạng tự hào, kiêu hãnh. Nó chinh phục thiên nhiên. Bởi những đêm vàng bên bờ suối mang một vẻ huyền ảo, bởi những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn làm cho núi rừng như được thay áo mới, bởi cảnh thiên nhiên rất sống động vào buổi bình minh nhờ tiếng chim ca. Và có thể nói rằng hình ảnh những chiều lênh láng máu sau rừng và ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt là đẹp nhất, dữ dội nhất của chúa sơn lâm. Mặt trời là sự sống của muôn loài mà con hổ cũng coi khinh. Đó là thời điểm huy hoàng nhất, rực rỡ nhất khẳng định sự chiến thắng huy hoàng của chúa sơn lâm. Điệp ngữ đâu càng nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi nhớ rừng của con hổ.

   Những chiến công của con hổ chợt qua trong tâm trạng đầy khát vọng và nuối tiếc. Nó thốt lên lời than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! Cả câu phần lớn sử dụng thanh bằng làm âm hưởng câu thơ từ không khí hào hùng của những chiến thắng huy hoàng bỗng trở nên buồn hơn.

Đề 5: Bài thơ Quê hương đã vẽ nên một bức tranh quê hương mang vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn, đầy gợi cảm.

Gợi ý:

– Cảnh thiên nhiên thật trong trẻo, tươi tắn (trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng). 

– Cảnh cuộc sống lao động làng chài: Cảnh dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá lúc bình minh lên và cảnh dân làng tấp nập đón ghe về trên bến ngày hôm sau, tất cả đều sinh động, rộn ràng sự sống. Có những hình ảnh vừa chân thực vừa bay bổng, toát lên vẻ đẹp lãng mạn bất ngờ (hình ảnh cánh buồm gương to như mảnh hồn làng, hoặc hình ảnh người dân chài cả thân hình nông thở vị xa xăm,…).

– Qua đó thể hiện nỗi lòng của Tế Hanh với quê hương, trước hết đối với những người dân lao động và cuộc sống lao động của làng chài quê hương. Đó là một hình ảnh trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn hiếm có trong thơ mới đương thời.

Đề 6: Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác BóNgắm trăng, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?

Gợi ý:

– Yêu thiên nhiên, say đắm, chứng tỏ một tâm hồn nghệ sĩ: Bác cảm thấy thật sự thoải mái, vui thích khi được sống hòa nhập với thiên nhiên (Tức cảnh Pác Bó); Người xốn xang rạo rực trong một đêm trăng đẹp, dù trong tù ngục vẫn mở hồn ra giao hòa với vầng trăng sáng ngoài trời (Ngắm trăng).

– Tinh thần lạc quan, nghị lực cách mạng phi thường, vượt lên mọi gian khổ vật chất, luôn ung dung, tự chủ: sống gian khổ trong hang sâu vẫn cảm thấy “sang”, bị giam trong nhà tù vẫn say sưa ngắm trăng. Đó không chỉ là vui với cảnh nghèo như nhà nho xưa mà trước hết, đó là niềm vui cách mạng. Bác coi việc làm cách mạng để cứu nước, cứu dân là lẽ sống nên có đời cách mạng dù gian khổ mấy cũng vẫn vui, vẫn “sang”. Bác Hồ trước hết vẫn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại.

Đề 7: Hãy nêu những nét chung và nét riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.

Gợi ý: Tinh thần yêu nước trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau. .

+ Giống nhau: Cả ba văn bản đều thể hiện nổi bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng định nền độc lập dân tộc.

+ Khác nhau: Ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng.

– Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.

– Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.

– Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời đó còn là niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hóa vẻ vang của dân tộc.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 28.Kiểm tra văn
Đánh giá bài viết