I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Bài học nhằm củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết của học sinh về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

2. Luyện tập giúp học sinh vận dụng những hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận.

II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Bài tập 1. Để làm sáng tỏ đề bài Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch, đối với học sinh, cần trình bày và sắp xếp các luận điểm như sau:

a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan.

b. Thân bài:

Nêu các lợi ích cụ thể:

– Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.

– Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, lịch sử của đất nước.

+ Tìm thêm được nhiều niềm vui mới cho bản thân.

+ Gắn kết tình cảm giữa mọi người với nhau.

– Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

+ Có thêm những hiểu biết về các danh lam thắng cảnh của đất nước.

+ Có thêm những hiểu biết về truyền thống lịch sử của dân tộc.

+ Đưa lại nhiều bài học thực tế mà trong sách vở, nhà trường không có được.

– Về ý thức: Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta có ý thức tập thể, gắn bó với nhau hơn.

c. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan du lịch.

Bài tập 2.

a. Đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận giúp cho văn bản có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc (người nghe). Muốn cho bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người viết phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết, nói và phải biết di n tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm.

b. Luận điểm: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui gợi cho em những cảm xúc: ngạc nhiên, thích thú, sảng khoái tinh thần sau những ngày học tập vất vả,..

– Đoạn văn nghị luận trong SGK đã thể hiện khá đầy đủ những cảm xúc ấy. Tuy nhiên, cần viết sâu hơn về cảm xúc của cá nhân mình khi đứng trước cảnh trời biển, núi non của vịnh Hạ Long.

Bài tập 3. Đối với đề bài “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh … đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước” thì nên đưa yếu tố biểu cảm xen kẽ vào trong quá trình phân tích các bài thơ. Đó chính là những cảm nhận của riêng bản thân mình về tài năng cũng như tình cảm của các nhà thơ thể hiện qua mỗi bài thơ của mình.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 27.Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Đánh giá bài viết