TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi 1. 

a. Trong văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ cảm thán: “hời”, “không”; các câu cảm thán: “Hỡi đồng bào toàn quốc!”, “Hỡi đồng bào!”, “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!”.

   Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ở chỗ: cả hai đều dùng nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.

b. Hịch tướng sĩLời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm, vì các tác phẩm này viết ra để nhằm mục đích nghị luận (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải, trái, đúng, sai). Ở những văn bản này, yếu tố biểu cảm đóng vai trò giúp cho văn bản nghị luận có hiệu quả thuyết phục hơn, mềm mại, uyển chuyển hơn, không khô cứng vì thế dễ đi vào lòng người đọc.

c. Ở bảng đối chiếu (2) các câu được diễn đạt hay hơn hẳn vì đã đưa thêm những yếu tố biểu cảm trong câu văn. Như vậy, yếu tố biểu cảm có vị trí quan trọng trong bài văn nghị luận. Nó có khả năng tạo được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất. Nghĩa là yếu tố biểu cảm có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay cho văn bản.

Câu hỏi 2.

a. Muốn cho bài văn biểu cảm thực sự gây được hứng thú, tình cảm cho người đọc thì cần phải có các yếu tố biểu cảm. Tuy nhiên, một bài văn nghị luận bị coi là không có giá trị khi những yếu tố biểu cảm làm cho mạch nghị luận bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt đoạn, quẩn quanh. Như vậy, yếu tố biểu cảm chỉ đóng vai trò phục vụ cho công việc nghị luận của bài văn.

b. Người viết văn nghị luận, muốn viết được những câu văn giàu cảm xúc, trước hết bản thân cần có cảm xúc với vấn đề đang viết; phải thực sự có tình cảm với những điều mình viết ra.

c. Khi diễn tả những cảm xúc, người viết phải biết diễn tả bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực, tránh dùng những từ ngữ biểu cảm to tát. Trong một văn bản nghị luận không nên lạm dụng quá nhiều câu văn mang yếu tố biểu cảm, vì như thế sẽ phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

II. GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1. Trong phần 1: Chiến tranh và người bản xứ (văn bản Thuế máu), Nguyễn Ái Quốc đã dùng các biện pháp biểu cảm sau:

– Sử dụng các từ ngữ biểu cảm: “Tên da đen bẩn thỉu”, “An-nam-mít bẩn thỉu”, “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”,... Đó là cách gọi của bọn thực dân đối với người bản xứ trước và sau chiến tranh bùng nổ. Cách đối lập ấy đã phơi bày giọng điệu dối trá của bọn thực dân và tạo hiệu quả mỉa mai..

– Dùng những hình ảnh mỉa mai: Chiến tranh vui tươi, chứng kiến cảnh kì diệu của khoa học, được xuống tận đáy biển để bảo vệ Tổ quốc của các loài thủy quái, bỏ xác ở những miền hoang vu thơ mộng,…

   Những ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa. mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc, sự chế nhạo, cười cợt đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Ở đây yếu tố biểu cảm đã tạo hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay.

Bài tập 2. Trong đoạn văn, tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò, để họ thấy được tác hại của việc “học tử” và “học vẹt”, mà người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học văn và làm văn của học sinh thời nay. Những tình cảm ấy được biểu hiện rõ trong những đoạn văn ở cả ba mặt: từ ngữ, câu văn và giọng điệu của lời văn.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 26.Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Đánh giá bài viết