I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Xét và trả lời câu hỏi.

– Các câu b, c, d có dấu hiệu hình thức khác câu a là có các từ không, chưa, chẳng.

– Câu a là câu khẳng định việc Nam đi Huế; câu b, c, d phủ định việc Nam đi Huế.

2. Đọc và trả lời câu hỏi.

– Những từ ngữ phủ định: không phải, đâu có.

– Nội dung bị phủ định trong câu thứ nhất được thể hiện trong câu nói của ông thầy bói sờ vòi voi (Tưởng con voi thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa).

– Nội dung bị phủ định trong câu thứ hai được thể hiện trong cả câu nói của ông thầy bói sờ vòi voi và trong câu nói của ông sờ ngà voi.

   Như vậy, câu nói của ông sờ ngà voi phủ định ý kiến, nhận định của ông sờ vòi voi. Còn câu nói của ông sờ tai voi thì phủ định cả hai câu nói của hai ông trên (ông sờ vòi voi và ông sờ ngà voi). Đó chính là những câu phủ định bác bỏ.

II. GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1. Các câu sau là câu phủ định bác bỏ vì nó phản bác một ý – kiến, nhận định trước đó.

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! – Không, chúng con không đói nữa đâu.

Bài tập 2. Cả ba câu đều là câu phủ định, vì đều có từ ngữ phủ định: không (câu a và b), chẳng (câu c). 

   Đặc biệt, trong những câu này có một cụm từ kết hợp một từ phủ định khác hay kết hợp với một từ nghi vấn, khi đó nghĩa của câu phủ định là khẳng định, không phải là phủ định.

– Những câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với – những câu trên:

a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa nhất định.

b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào da.

c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng một lần nghển cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm trước cổng trường.

Bài tập 3. Nếu thay không bằng chưa thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

   Chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến thời điểm nào đó không cỏ, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi không kết hợp với nữa thì biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi. Vì thế, khi thay không bằng chưa thì cần phải bỏ cả từ nữa để phù hợp với nghĩa của câu.

Bài tập 4. Các câu đã cho không phải câu phủ định nhưng được dùng để biểu thị ý phủ định.

a. Đẹp gì mà đẹp!: Dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp. 

b. Làm gì có chuyện đó!: Dùng để phản bác tính chân thực của một báo cáo hay một nhận định.

c. Bài thơ này mà hay à?: Đây là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.

d. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?: Đây là một câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ.

Bài tập 5. Ta không thể thay thế quên bằng không, chưa bằng chẳng được, vì thay thế như vậy ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi.

Quên ăn: Mãi suy nghĩ về một việc gì đó nên không để ý đến việc ăn ti 1g đúng bữa, nhưng sau đó sẽ ăn.

Không ăn: Tại thời điểm bữa ăn và sau đó đều không ăn. Người nói vẫn nhớ tới bữa ăn nhưng vì một lí do nào đó mà không ăn chứ không phải vì quên.

Chưa: Điều muốn làm mà chưa làm được, bao giờ làm xong mới thỏa lòng.

Chẳng: Không muốn làm điều đó. 

Bài tập 6. Tuấn và Thảo nói chuyện với nhau sau giờ kiểm tra:

– Bài số 2 tớ thấy khó quá!

– Bài đó mà khó gì! (câu phủ định phản bác)

– Cậu giải bằng cách nào?

– Tớ không giải bằng cách thông thường, mà bằng phương pháp lập luận (câu phủ định miêu tả).

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 22.Câu phủ định
Đánh giá bài viết