I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Lập dàn ý:

a. Mở bài: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam trung đại.

b. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:

– Số câu, số chữ trong bài: 8 câu 7 tiếng, 56 tiếng/bài.

– Quy luật bằng trắc của thể thơ:

+ Tiếng thứ hai câu 1 là thanh bằng thì gọi là bài thơ thể bằng, làm thanh trắc thì gọi là bài thơ thể trắc.

+ Trong tất cả các câu 1, 3, 5,… bằng trắc thì tùy ý; các tiếng 2, 4, 6,… bằng trắc phải có trình tự chặt chẽ.

– Cách gieo vần của thể thơ: bằng hoặc trắc; chân (các tiếng cuối câu vần với nhau); liền (1-2); cách (2-4-6-8).

– Cách đối: các tiếng trong các câu 3 – 4 và 5 – 6 phải đối nhau theo từng cặp, giống nhau về từng loại, ngược nhau về thanh điệu.

– Cách ngắt nhịp phổ biến: 2/2/3

c. Kết bài: Nêu cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

II. GIẢI BÀI TẬP

Bài tập 1.

Gợi ý: Học sinh có thể căn cứ vào đặc điểm của truyện ngắn để thuyết minh về các tác phẩm: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng như:

– Hình thức: Tự sự loại nhỏ. 

– Dung lượng: Nhỏ, tập trung mô tả cảnh đời của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái, thể hiện một khía cạnh tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. 

– Cốt truyện: Diễn biến trong một không gian, thời gian hạn chế.

– Kết cấu truyện: Thường là ngắn, là sự đổi chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 15.Thuyết minh về một thể loại văn học
Đánh giá bài viết