I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1.

a. Văn thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. 

b. Muốn làm được một văn bản thuyết minh cần phải có sự nghiên cứu, quan sát, phải có tri thức, kiến thức về đối tượng cần thuyết minh.

c. Để viết được các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất cần phải đọc sách, học tập, tra cứu, hoặc tham quan, quan sát để có được những tri thức về sự vật, con người nêu trong bài thuyết minh.

Câu 2.

a. Trong câu định nghĩa, giải thích, ta thường gặp từ . Sau từ đó, người ta chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng nhất của sự vật được định nghĩa.

b. Phương pháp liệt kê trong bài Cây dừa Bình Định dùng để liệt kê những tác dụng của cây dừa đối với cuộc sống con người: “Thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm inuôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng”.

c. Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: Liệt kê tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường, sinh vật và con người.

d. Phương pháp nêu ví dụ dùng số liệu trong bài Ôn dịch, thuốc lá là tỉ lệ thanh niên hút thuốc ở Mỹ để thấy rõ tác hại của thuốc lá đối với tầng lớp thanh thiếu niên.

e. Phương pháp so sánh trong bài Ôn dịch, thuốc lá: So sánh nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn bệnh AIDS; sự đáng sợ của thuốc lá so với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu,… những so sánh ấy đã nói lên tác hại sâu xa, ghê gớm của thuốc lá dưới cái vỏ bề ngoài “vô hại” của nó.

g. Phương pháp phân loại, phân tích: Văn bản Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo các mặt: là trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn; sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển; những công trình kiến trúc nổi tiếng, những sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng với những món ăn, thành phố đấu tranh kiên cường. 

II. GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1. Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu một khối lượng tri thức rất lớn. Bài viết thể hiện những kiến thức về y học (tác hại của khói thuốc vào phổi, tác hại với hồng cầu và động vạch,…), kiến thức của người quan sát đời sống xã hội, luôn tìm hiểu những vấn đề bức xúc của xã hội (cho rằng hút thuốc lá là văn minh, sang trọng, hút thuốc lá ảnh hưởng đến cả những người không hút thuốc, kể cả thai trong bụng mẹ; tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao…).

Bài tập 2. Bài viết đã sử dụng các phương pháp: so sánh đối chiếu, phân tích từng tác hại, nếu số liệu để nêu bật tác hại của việc hút thuốc.

Bài tập 3. Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức cụ thể, chính xác, không được hư cấu, suy diễn, vì tri thức đòi hỏi tính khách quan, xác thực, khoa học, đúng đắn. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong văn bản Ngã ba Đồng Lộc là dùng số liệu, nêu sự kiện cụ thể.

Câu hỏi 4. Cách phân loại của bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp rất hợp lí. Bạn lớp trưởng đã chỉ ra được ba loại học lực yếu do những nguyên nhân khác nhau:

– Có điều kiện học tốt nhưng ham chơi. 

– Gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp muộn.

– Kiến thức yếu, tiếp thu chậm.

   Từ đó bạn lớp trưởng kiến nghị những biện pháp để giúp đỡ các bạn khác nhau là có cơ sở.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 12.Phương pháp thuyết minh
Đánh giá bài viết