TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Phân tích ý nghĩa dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá.

– Dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá không chỉ có nghĩa là tách riêng hai phần ôn dịch (theo nghĩa đen) và thuốc lá mà ở đây còn là phép chơi chữ nữa.

   Ở đây tác giả dùng từ “ôn dịch” như ý nghĩa chửi rủa và bắt đầu dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “Ôn dịch”“thuốc lá” là sử dụng lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức ghê tởm). 

   Ta có thể diễn ý tên gọi văn bản một cách khác là “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch”.

Câu 2. Lí do tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá. Điều đó có tác dụng trong lập luận.

– Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá nhằm mục đích sử dụng lối so sánh của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề y học.

– Nói một cách đơn giản, khói thuốc lá không làm cho người “lăn đùng ra chết” ngay như khi ta bị giặc “đánh như vũ bão” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút thuốc không thấy ngay tác hại của nó… Điều này có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong lập luận… 

Câu 3. Lí do tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá.

– Bằng cách này, tác giả bác bỏ lối chống chế thường gặp ở những người hút thuốc.

– Chất độc ni-cô-tin, ô-xit các-bon không những gây hại trực tiếp cho người hút mà còn gây tác hại cho những người xung quanh ngửi phải mùi thuốc (nhất là trẻ em).

Câu 4. Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước châu Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, chăn ngừa nạn ôn dịch này nhằm mục đích cho thấy sự lãng phí về tài chính. Đây là điều không thể chấp nhận. Điều thứ hai là các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế hút thuốc lá quyết liệt hơn ta.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 12.Ôn dịch, thuốc lá
Đánh giá bài viết