I. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Những bộ phận in đậm trong các đoạn trích có nghĩa “chết” nhưng để tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề nên tác giả dùng từ “đi”, “chẳng còn”.

Câu 2. Trong câu này tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ khác.

  Đây là cách diễn đạt tế nhị để nói lên tình cảm của cậu bé luồng đối với người mẹ thân yêu và sự nhớ mong, xa cách, mong được sống trong tình thương yêu, nuôi nấng của mẹ. .

Câu 3. So sánh hai câu: 

– Con dạo này lười lắm: là cách nói thẳng thắn, có vẻ không bằng lòng.

– Con dạo này không được ngoan lắm: là cách nói giảm, tế nhị, uyển chuyển, có ý động viên với người nghe.

II. GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1.

a. đi nghỉ.

b. chia tay nhau.

c. khiếm thị.

d. có tuổi.

e. đi bước nữa.

Bài tập 2.

a. Câu a1: nói giảm.

b. Câu b2: nói tránh.

c. Câu c1: nói giảm.

d. Câu d1: nói tránh.

e. Câu e1: nói giảm.

Bài tập 3.

– Công việc này anh làm chưa được tốt lắm. Cần chú ý học hỏi thêm.

– Việc này chị nói hơi quá lời rồi đấy!

– Con gái mẹ chưa được ngoan lắm! 

– Xin chị nói năng nhẹ nhàng hơn!

– Anh không nên nói thêm gì nữa!

Bài tập 4. Trong các trường hợp cần thiết phải bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình thì nên nói thẳng. Hoặc khi phải trình bày, tường thuật một vấn đề gì đó để tránh cho người nghe có sự hiểu lầm thì cần nói đúng mức độ sự thật, không nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 10.Nói giảm nói tránh
Đánh giá bài viết