I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày các hoạt động: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển tổng hợp giao thông biển.

– Biết được sự cần thiết và phương hướng của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

– Phân tích bản đồ để nhận biết tình hình phát triển của ngành khai thác thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển tổng hợp giao thong biển.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển

– Nghề làm muối: phát triển lâu đời, nổi tiếng ở ven biển Nam Trung Bộ (Sa Huỳnh, Cà Ná).

– Khai thác titan xuất khẩu từ các bãi cát dọc bờ biển, khai thác cát chế biến thuỷ tinh (Vân Hải, Cam Ranh).

– Khai thác và chế biến dầu khí.

+ Dầu khí: ngành kinh tế biển mũi nhọn. Sản lượng dầu liên tục tăng.

+ Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành (xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hoá dầu,…).

+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm,…

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

– Điều kiện thuận lợi

+ Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

+ Ven biển có nhiều vùng, vịnh, cửa sông xây dựng cảng.

– Hoạt động:

+ Có 120 cảng biển lớn nhỏ. Hệ thống cảng biển từng bước được hiện đại hoá, nâng cao công suất.

+ Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.

+ Cả nước hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu mạnh: ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.

+ Dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ): phát triển toàn diện.

C. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo

– Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh trong những năm gần đây.

– Nguồn lợi hải sản giải đáng kể.

– Ô nhiễm môi trường biến có xu hướng gia tăng rõ rệt.

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

– Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

– Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

– Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết.

Trả lời: Titan, cát sa khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

2. Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?

Trả lời:

– Biển mặn.

– Nhiệt độ trung bình cao, nhiều ánh nắng mặt trời.

– Thời gian khô hạn dài.

– Bờ biển ít cửa sông.

3. Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta.

Trả lời:

– Tiềm năng to lớn: dầu nó và khí tự nhiên ở thềm lục địa có trữ lượng lớn, đặc biệt ở thềm lục địa phía Nam.

– Sự phát triển:

+ Dầu khí là ngành kinh tế biển nũi nhọn. Bắt đầu khai thác từ năm 1986, sản lượng dầu liên tục tăng.

+ Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành (xây (g các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hoá dầu,…).

+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện sản xuất phân đạm,…

4. Tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta.

Trả lời:

– Một số cảng biển: Cái Lân, Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, ĐàNẵng, Kỳ Hà, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Cam Ranh, Phan Thiết, Vũng Tàu, Rạch Giá.

– Một số tuyến giao thông đường biển: Hải Phòng – Cửa Lò, Cửa Lò – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Quy Nhơn, Quy Nhơn – Phan Thiết, Phan Thiết – Vũng Tàu, Hải Phòng – Vũng Tàu,… 

5. Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta?

Trả lời: Việc phát triển giao thông vận tải biển đáp ứ; g và thúc đẩy ngành ngoại thương nước ta phát triển mạnh, vì đảm bảo chuyển chở khối lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu.

6. Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

– Một số nguyên nhân dẫn tới sự giám sát tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển:

+ Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên: khai thác bừa bãi, vô tổ chức và dùng các phương thức có tính huỷ tiệt (ổ nạn, vì điện,…); quá nhiều lao động và phương tiện đánh bắt nhỏ, thủ công tập trung dày đặc ở vùng biển ven bờ.

+ Nguyên nhân ô nhiễm môi trường: các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biển và khai thác dầu khí được tăng cường, việc vận chuyển dầu khí và các sự cố đắm tàu, thủng tàu, tràn dầu, việc rửa tàu,….

– Hậu quả:

+ Nguồn lợi sinh vật bị suy giảm.

+ Ảnh hưởng đến đời sống con người, hoạt động du lịch biển,….

– Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

– Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cán khai thác san hô dưới mọi hình thức.

– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Nghề làm muối được phát triển mạnh ở

A. ven biển Nam Trung Bộ.

B. ven biển Bắc Trung Bộ.

C. ven biển Bắc Bộ.

D. ven biển Nam Bộ.

2. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thêm lục chia là

A. dầu mỏ và khí tự nhiên.               B. dầu mỏ và titan.

C, khí tự nhiên và titan.                    D. titan và cát thuỷ tinh.

3. Cảng có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là:

A. cảng Hải Phòng.                         B. cảng Đà Nẵng.

C. cảng Sài Gòn.                             D. cảng Quy Nhơn.

4. Biểu hiện trực tiếp của sự ô nhiễ2 vùng biển nước ta là

A. rừng ngập mặn giảm nhanh.

B. nguồn lợi hải sản giảm đáng kể.

C. nhiều loại hải sản đang giảm về mức độ tập trung.

D. chất lượng nhiều vùng biển bị giảm sút.

5. Nhà máy lọc dầu số 1 của nước ta đã được xây dựng tại tỉnh

A. Cà Mau.                                       B. Quảng Ngãi.

C. Bà Rịa – Vũng Tàu.                      D. Thái Bình.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1A 2A 3C 4D 5B

Nguồn website giaibai5s.com

Sự phân hóa lãnh thổ-Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp theo)
Đánh giá bài viết