I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được những thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.

– Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm.

– Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế và các số liệu để biết tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế của vùng

KIẾN THỨC CƠ BẢN

D. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

– Nhiều ngành: năng lượng, luyện kim, hoá chất, cơ khí, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu cùng, chế biến lương thực, thực phẩm:

– Công nghiệp năng lượng (thủy điện và nhiệt điện) phát triển mạnh dựa trên nguồn thủy năng và nguồn than phong phú,

+ Nhà máy thuỷ điện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La (đang xây đựng).

+ Nhà máy nhiệt điện: Cả Lại, Uông Bí, Ninh Bình.

– Các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ,… phát triển trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào tại chỗ.

2. Nông nghiệp 

– Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới), quy mô tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường chè, hồi, hoa quả: vải thiều, thận, lê, đào..).

– Một số sản phẩm thông tighiệp:

+ ây lương thực chính: lúa (Mường Thanh, Bình Lợi, Văn Chấn, Hoà An, Đại Từ), ngô.

+ Chè: Mộc Châu, Thái Nguyên, Hà Giang.

+ Đàn trâu: chiếm 57,3% đàn trâu cả nước.

+ Đàn lợn: chiếm 22% đàn lợn cả lạước.

– Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp.

– Nghề nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu đem lại hiệu quả tõ rệt (tập trung ở Quảng Ninh).

3. Dịch vụ

– Có mối giao lưu thương mại lâu đời với Đồng bằng sông Hồng.

– Các tỉnh biên giới của vùng có quan hệ trao đổi hàng hoá truyền thống với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và Thượng Lào, Một số khu kinh tế mở được xây dựng tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thúc đẩy giao lưu hàng hoá và phát triển du lịch.

– Hệ thống đường giao thông nối liền hầu hết các thành phố, thị xã Trung du và miền núi Bắc Bộ với các thành phố ở Đồng bằng sông Hồng, nhất là Thủ đô Hà Nội.

– Các điểm du lịch nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Đền Hùng, Pác Bó, Tân Trào, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể…

E. Các trung tâm kinh tế

– Các trung tâm kinh tế quan trọng:

+ Thái Nguyên: luyện kim, Cơ khí.

+ Việt Trì: hoá chất, chế biến lâm sản; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến lương thực, thực phẩm.

+ Hạ Long: cơ khí; hoá chất; sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm.

+ Lạng Sơn: sản xuất hàng tiêu dùng.

– Các trung tâm kinh tế khác: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất.

Trả lời:

– Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí.

– Nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hoà Bình.

– Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.

– Trung tâm công nghiệp hoá chất: Việt Trì, Bắc Giang.

2. Em hãy nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình

Trả lời:

– Nhà máy thủy điện Hoà Bình chính thức được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Sau 15 năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành  và đi vào khai thác tháng 12/1994. Công suất lắp máy là 1.920MW, hằng năm sản xuất 8.160 triệu kWh. Qua đường dây 500KV, một phần điện năng từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được chuyển tới các tỉnh phía Nam đất nước.

– Trữ lượng nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình là nguồn tài nguyên có giá trị lớn cho việc sản xuất điện năng, điều tiết lũ và cung cấp nước tưới trong mùa khô cho vùng Đồng bằng sông Hồng, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà khí hậu địa phương.

3. Căn cứ vào hình 18.1, xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi.

Trả lời:

– Cây chè: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái.

– Cây hồi; Lạng Sơn.

4. Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Trả lời:

– Đất: feralit diện tích rộng.

– Khí hậu: cận nhiệt thuận lợi cho cây chè (là cây cận nhiệt đới).

– Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

+ Trong nước: chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta.

+ Thế giới: chè là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới. Thương hiệu chè Mộc Châu, Tuyết, Tân Cương được nhiều nước ưa chuộng, nhất là thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mĩ.

5 .Xác định trên hình 18.1 các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Trung và Việt – Lào,

Trả lời:

– Các tuyến đường sắt xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Trung: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn,

– Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Trung: đường số 1A, 3, 6.

– Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt – Lào: 6.

6. Tìm trên hình 18.1 các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt – Trung: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.

Hướng dẫn: cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, cửa khẩu Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn, cửa khẩu Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. 

7. Xác định trên hình 18.1 vị trí của các trung tâm kinh tế Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.

Hướng dẫn:

– Xác định các trung tâm trên hình 18.1.

– Các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm:

Trung tâm kinh tế Ngành công nghiệp đặc trưng
Thái Nguyên Luyện kim, cơ khí
Việt Trì Hóa chất; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến lâm sản.
Hạ Long Sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, hóa chất; chế biến lương thực, thực phẩm.
Lạng Sơn Sản xuất hàng tiêu dùng.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Trả lời:

– Tiểu vùng Đông có khoáng sản đa dạng, đặc biệt than đá có trữ lượng tốt và chất lượng cao.

– Tiểu vùng Tây Bắc có tiềm năng thuỷ điện lớn ở các dòng sông, đặc biệt ở sòng Đà.

2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

– Độ che phủ rừng tăng lên, từ đó có tác dụng:

+ Hạn chế xói mòn đất.

+ Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

+ Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.

+ Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,… ổn định hơn.

– Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

3. Dựa vào bảng 18.1 (Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ), vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Hướng dẫn:

– Vẽ biểu đồ cột. Trục hoành thể hiện các năm. (Chú ý khoảng cách giữa năm 1995 và năm 2000). Trục tung biểu thị giá trị sản xuất công nghiệp (đơn vị: tỉ đồng).

– Mỗi năm có hai cột (một cột ứng với Tây Bắc, một cột – Đông Bắc) được kí hiệu khác nhau. Trên mỗi cột ghi trị số giá trị sản xuất công nghiệp tương ứng với từng năm.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. khai khoáng và thuỷ điện.

B. khai khoáng và cơ khí – điện tử.

C. khai khoáng và dệt may,

D. khai khoáng và sản xuất hàng tiêu dùng.

2. Cây lương thực chín ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. lúa, khoai.        B. lúa, ngô.        C. ngô, sắn.           D. khoai, sắn.

3. Thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. khai khoáng.               B. thuỷ điện.

C. nghề rừng                    D. trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới.

4. Sản phẩm xuất khẩu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nhiều nước ưa chuộng là

A. chè.             B. cà phê.             C. tiêu.              D. điều

5. Di sản thế giới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Sa Pa.     B. Tam Đảo.      C. Đền Hùng.      D. Vịnh Hạ Long.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1A 2B 3D 4A 5D

Nguồn website giaibai5s.com

Sự phân hóa lãnh thổ-Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Đánh giá bài viết