Phần thứ nhất : Văn miêu tả-IV. Tả phong cảnh, cảnh vật-Bài số 28. Vườn cò, sân chim

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM Ở nước ta có nhiều sân chim vườn cò.

Trên miền Bắc, đôi bờ sông Hồng, sông Thái Bình lác đác có đội ba. vườn cò. Về mùa hè, lúc cò kéo về đông, ở những vườn chim này, cũng chỉ có vài trăm con, một hai nghìn con. Về mùa đông, chúng kéo đi đâu hết. . – Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sân chim, vườn cò nổi tiếng xưa nay. Vườn cò Phước Chung, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang rộng 5 ha trồng tràm, bình bát xanh ngút ngàn. Chủ vườn cò là vợ chồng anh lồng, chị Phượng. Cò trắng, cò sen, cò nhạn, công cộc, bồ nông, diệc, diệc lửa, diệc mốc, trích, trích ré, cúm núm, vạc, bìm bịp,… sinh sôi nảy nở ngày một nhiều. Số chim trời kéo về hội tụ có từ hai, ba vạn con. . Từ năm 2009 đến nay, vườn cò Phước Chung đã trở thành vườn du lịch sinh thái hấp dẫn. . Vườn cò Bằng Lăng, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP. Cần 1 g của ông Nguyễn Ngọc Thuyền, quanh năm lúc nào cũng có bốn, năm chục vạn con cò và nhiều loài chim khác trú ẩn. Sớm sớm, chiều chiều, có g: n 20 chủng loại chim bay rợp trời thành những đám mây lớn, tiếng kêu râm ran, náo động cả một vùng quê. Đồng xanh, trời xanh, dòng sông xanh, cánh cò trắng càng ngắm càng say mê. Họ nhà có sao đông đúc thế! Nào là cò cá, có ruồi, cò ma. Nào là cò quăm, cò ngà, cò xanh, có rằn, cò rán, cò lép, cò đúm, cò sen, cò nhạn. Nào là “bạn cò” như công cộc, bạc má, điên điển, bộ nông, giang sen, gà đấy, diệc mốc, v.v.. Chúng kêu, chúng nô đùa, chúng trò chuyện, vui vẻ, chan hòa. Chủ cò cho biết, mỗi năm cò đẻ hai, ba lứa, mỗi lứa từ 2-4 trứng; vợ chồng có thay nhau ấp trứng và nuôi con. Mấy năm nay có nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, chụp ảnh, quay phim vườn cò Bằng Lăng. Họ VÔ cùng ngạc nhiên và hết lời trầm trồ ca ngợi.

Còn có những sân chim, vườn cò nổi tiếng khác ở Bạc Liêu, Cà Mau, . Sóc Trăng, Kiên Giang… Mỗi sân chim, vườn cò là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Điển hình như sân chim Tân Duyệt (Đầm Dơi), Chà Là (Cái Nước – Cà Mau), hình thành cách đây hàng trăm năm. Chim trời kéo về mấy vạn con, với hơn 30 loài, đông nhất là anh em nhà cò. Sân chim Bạc Liêu

(tỉnh Bạc Liêu) có diện tích 105 ha, từ năm 2000 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam để bảo tồn nơi cư trú và phát triển các loài chim. Vườn cò Tân Long, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng của ông Mười Thỏ, vườn cò Bằng Lăng của ông Thuyền,… là những điểm du lịch sinh thái kết hợp sông nước chợ nối được du khách trong nước và ngoài nước kéo đến tham quan mỗi năm một nhiều. – Tuổi thơ chúng ta, nhiều bạn từng đọc “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi đã cảm nhận được một phần nào vẻ đẹp các loài chim muông ở những sân chim miền Tây Nam Bộ. Trăm nghe không bằng một thấy, các bạn nên đi tham quan một chuyến, đến bất cứ vườn cò nào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các bạn sẽ tha hồ và ngẩn ngơ ngắm nhìn thế giới chim trời bao la, đông đúc: cò trắng, quắm đen, quắm trắng, bạc má, công cộc, le le, cò lửa, cò ngàn lớn, có ruồi, cò lửa… Có những loài chim quý hiếm như giang sen, diệc mốc, gà đây,… Có những con chim d

ngọn tràm, đôi cánh khổng lồ dài hàng mét. – Bảo vệ vườn cò, sân chim là bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên. Phát triển

vườn cò là để góp phần phát triển du lịch sinh thái. Đất thơm cò đậu. Các . chủ vườn cò, chủ vườn chim không hề bắt giết cò, nâng niu từng trứng cò, những lũ “cò tặc” đã và đang hoành hành dữ. Ông Mười Thỏ, chủ vườn cò Tân Long nói: “Tui lo lắn! Lo suốt ngày suốt đêm về lũ cò tặc!…

Phần thứ nhất : Văn miêu tả-IV. Tả phong cảnh, cảnh vật-Bài số 28. Vườn cò, sân chim
Đánh giá bài viết