Phần thứ nhất : Văn miêu tả-II. Tả vật (đồ vật, con vật)-Bài số 4. Tả một con vật trong gia tài đồ chơi của em: con tò he

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM

Con tò he Quê em là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Làng cm có nghề truyền thống nặn tò he làm đồ chơi cho trẻ con đã mấy trăm năm rồi. Tò he nghĩa là gì không ai biết. Em có đủ các con tò he như long, ly, quy, phượng, mười hai con giáp (chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, dê, gà, chó, lợn…), các loài hoa như hướng dương, hoa cúc, hoa hồng… Có. những con tò he rực rỡ, xinh đẹp như công chúa, hoàng tử, thiếu nữ soi gương chải tóc. Có tò he là bà Trưng ra trận, bà Triệu cưỡi voi, là các hổ tướng thời Tam quốc bên Tàu như Trương Phi, Triệu Tử Long, Quan Vân Trường… Có con tò he là Thạch Sanh, đại bàng, trăn tinh… Có nhóm tò he nói về sự tích bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên, trông rất lí thú. – Chất liệu làm tò he là bột nếp được giã nhuyễn, xay nhuyễn đem luộc chín đến một độ nhất định. Màu sắc tò he được chế biến từ thực vật vừa trong sáng, vừa rực rỡ.

Cả làng cm hầu như ai cũng biết nặn tò he. Em xa quê, xa làng đã lâu, nhưng các con tò he trong bộ đồ chơi là niềm tự hào của em. Ngày nay, trong các siêu thị có bán nhiều đồ chơi hiện đại đắt tiền như con búp bê biết nói biết cười, siêu nhân, máy bay, ô tô, tàu thuỷ,… nhưng con tò he đẹp mà rẻ vẫn được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Người Xuân La quê cm vẫn ra Bắc vào Nam, đến Tây Nguyên, Nha Trang nặn tò he để kiếm sống.

Câu hát của các cô gái làng em vẫn được nhiều chàng trai tứ xứ nhẩm thâm và cười mỉm:

| Tò he cụ bán máy đồng, Cháu nua một chiếc cho chồng cháu chơi.

Chồng cháu đául lỏng thì thôi, Cháu mua chiếc khác cháu chơi một mình.

(Ca dao)

Phần thứ nhất : Văn miêu tả-II. Tả vật (đồ vật, con vật)-Bài số 4. Tả một con vật trong gia tài đồ chơi của em: con tò he
Đánh giá bài viết