Phần thứ nhất : Văn miêu tả-II. Tả vật (đồ vật, con vật)-Bài số 12. Hãy kể lại, tả lại một vật dụng, của gia đình em: cái nghiên mực

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM

Cái nghiên mực bằng sứ Nhà em ở cuối xóm Đông. Chỉ là một nhà ngói 3 gian, hai chái. Cột, văng, xà, rui, mè, cửa sổ, cửa ra vào… đều bằng gỗ, không thuộc loại tứ thiết (bốn loại gỗ quý như lim, gụ, trắc, kiền kiền) mà chỉ là thứ gỗ tạp như xoan, dổi,… Ngôi nhà đã có trên 100 năm của các cụ truyền lại cho con cháu đã

bốn đời. Mái ngói đã rêu phong. – Bố mẹ em làm ruộng, chỉ đủ ăn và nuôi ba con ăn học. Lương thực đã có 8 sào ruộng, mọi chi tiêu trông nhờ vào mảnh vườn và đàn gà, con lợn trong chuồng.

Trong nhà không có cái gì quý giá, sang trọng. Nhưng trên bàn thờ gia tiên để lại có một cái tráp gỗ sơn đen, phía trong có hai ngăn nhỏ để cái . nghiên mực cổ bằng sứ và hai cái bút lông. Thỉnh thoảng bố tôi mới đem ra lau chùi. Ba chị em tôi cũng ít quan tâm đến cái vật dụng ấy.

Một lần, tôi nói với bố: “Ngày nay, ai dùng bút lông và nghiên mực tàu nữa. Hay là bố đem bán cho ông Thìn đồ cổ trên thị xã, lấy tiền mua nột | thứ khác, có hơn không?”. Cha tôi chỉ cười.

Từ ngày chị Thủy vào Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Toán, lại được học bổng, bố mẹ tôi vui lắm. Bố mới nói cho hai chị em tôi đang học Tiểu học về sự tích cái nghiên mực, cái hộp gỗ sơn đen đặt trên bàn thờ.

… “Một thay đồ Nghệ đến dạy học ở làng ta, mọi người đều gọi một cách kính trọng là “Ông Tú kép”. Ông Tú kép nghiêm mà lại rất tình cảm; sống thanh bạch, thích hút thuốc lào, uống nước chè vối và ăn khoai lang.

 

Học trò ngày ấy mỗi năm chỉ cần biếu thây khoảng 10 cân thóc tiên học; ai quá nghèo mà “muốn xin học chữ” cho con cũng được ông Tú kép vui lòng bảo ban. Cụ của các con ngày xưa đi học là như thế. Cái năm phát xít Nhật kéo đến, bắt dân làng phải nhổ lúa trồng đay, ông Tú kép về quê rồi không ra nữa. Trước lúc về quê, ông đô Nghệ đã tặng người học trò nghèo hiếu học – cụ của con – cái bút, cái nghiên mực và cái hộp gỗ ấy. Kỉ vật đó đã truyền đến nay được hơn 80 năm. Nhờ được học mà cụ của các con ngày xưa có “dằn ba chữ thánh hiền” nên không phải đi phu! Cụ truyền lại cái bút, cái nghiên cho ông bà, ông bà truyền lại cho bố mẹ, nay bố mẹ lại truyền lại cho ba chị em con. Chiến tranh kéo dài, bố mẹ học hành dở dang. Nay, đất nước đã được hòa bình và đổi mới, ba chị em phải cố gắng học cho giỏi…”.

Cái nghiên mực sứ có hình tượng con trâu đang uống nước, đuôi uốn cong phe phẩy, cặp mắt đen, nghiêng sừng… Cha mẹ tôi trân trọng gìn giữ. Kỉ vật xưa mang nặng bao tình nghĩa và ước ao. Mỗi lần gặp khó khăn trắc trở, tôi lại ngắm nhìn con trâu trên nghiên mực, tự nhắc nhở mình phải cố gắng, học chăm, học tốt hơn nữa.

Trần Đức Bàng Trường Tiểu học Ân Thi Hưng Yên

Phần thứ nhất : Văn miêu tả-II. Tả vật (đồ vật, con vật)-Bài số 12. Hãy kể lại, tả lại một vật dụng, của gia đình em: cái nghiên mực
5 (100%) 1 vote