Phần thứ nhất : Văn miêu tả-I. Tả người-Bài số 11. Tưởng tượng tả hình ảnh cô Tấm trong truyện “Tấm, Cám”

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM – Bà ơi! Truyện Tấm Cám như thế nào? Bà kể đi bà…

– Tấm là chi, Cám là em. Hai cô là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm xinh đẹp nết na, có mái tóc xanh, đôi mắt mở to đen láy. Tấm hay lam hay làm, phúc hậu lắm. Tội nghiệp, thương lắm, Tấm mồ côi mẹ. Còn Cám là con bà dì ghẻ. Mẹ Cám nanh ác nên Cám có cái mồm nhọn như mõm chuột, hai cái tai bé tí, gian tham và ranh ma!…

Bà mất đã 6 năm, nhưng câu chuyện “Tân Cán” bà kể năm em lên bốn, đến nay em vẫn còn nhớ. Nhiều đêm nằm mơ, em vẫn như gặp lại đội bàn tay khéo léo, giọng nói dịu dàng, nụ cười và gương mặt xinh tươi của Tấm.

Tấm có mái tóc dài, dài chấm lưng và đen nhánh. Đôi bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn nên bữa nào mụ dì ghẻ bắt đi mò cua bắt tép, Tấm cũng bắt được nhiều hơn Cám. Tấm thật thà, tốt bụng, cả tin nên có một lần đã bị cô em gian giảo đánh lừa trút hết cua ốc tôm tép vào giỏ của mình.

Ở hiền nên Tấm gặp lành. Tấm có con cá bống làm bạn khi đang sống trong cảnh ngộ tủi nhục, cô đơn. Tiếng Tấm dịu hiền gọi Bống làm em xúc động lắm: “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng ơn bạc nhà ta, chớ ăn cơm lẩu cháo hoa nhà người”. Nhưng rồi con cá bống đáng yêu đó cũng bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác giết chết.

– Bà ơi! Thế rồi chị Tấm có được đi hội không hở bà? Chị Tấm có được gặp Hoàng tử không hở bà?

– Mụ dì ghẻ đổ đấu thóc trộn vào đâu gạo, rồi bắt Tấm nhặt thóc ra. Mụ không muốn cho Tấm đi hội, chỉ muốn Cám, con gái ruột của mẹ được gặp Hoàng tử thôi…

– Tiếng bà kể, em vẫn nhớ. Bụt đã sai đàn chim sẻ bay xuống nhặt thóc giúp Tấm. Bụt lại ban cho Tấm một bộ lụa hồng, giày thêu… để mặc

đi hội. Qua chỗ lội, Tấm đánh rơi mất một chiếc giày. Đoàn tuỳ tùng của | Hoàng tử tới đó đã nhặt được chiếc giày của Tâm. Thấy giày quý, Hoàng tử cho các cô gái đi xem hội ướm thử. Đến lượt Tấm, giày vừa như in. Trong bộ quần áo lụa hồng, Tấm đẹp như cô Tiên giáng trần. Hoàng tử say đắm và đưa Tấm về cung cưới làm vợ.

. Mẹ con mụ dì ghẻ đã lập mưu giết chết Tấm để cướp ngôi Hoàng hậu cho Cám. Chim Vàng Anh biết nói tiếng người, trái thị thơm mà bà bảo đó là kiếp đời cô Tấm hoá ra. Có bà cụ hàng nước nhân hậu nhìn thấy trái trên cây cao, bà nói với thị thơm: “Thị ơi, thị 1411g bị bà. Bà để bà ngửi, cứ bà không ăn”… Rồi Tấm được sống lại. Những ngày tháng ở với bà là thời gian ấm áp nhất đối với đời Tấm. Tấm được sống trong tình mẹ con đây thương yêu hạnh phúc. Bàn tay của Tấm nõn nà khéo léo như búp ngọc, lúc bổ cau, lúc têm trầu. Chính miếng trầu tôm cánh phượng của Tấm hôm ấy đã khiến Hoàng tử nhận ra người vợ yêu quý của mình sau bao lần hóa kiếp. .

. – Có chuyện ông Tơ bà Nguyệt không hở bà?

. – Có chứ! Bụt là ông Tơ hồng xe duyên cho Tấm và Hoàng tử nên vợ nên chồng đó.

. Năm nay cm đã 10 tuổi, mà nhiều đêm nằm mơ, em vẫn gặp bóng hình cô Tấm – Hoàng hậu xinh đẹp trong truyện cổ tích ngày xưa bà kể.

Nguyễn Thị Ngọc Tấn, 5B Trường Tiểu học Đồng Nhân | Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Phần thứ nhất : Văn miêu tả-I. Tả người-Bài số 11. Tưởng tượng tả hình ảnh cô Tấm trong truyện “Tấm, Cám”
Đánh giá bài viết