Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 35. Làng Sậu quê tôi

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM

| “Làng tôi đánh bóng tre – Ting tiếng chuông ban chiều – Tiếng chuông nhà thờ vuong…”. Mỗi lần nghe câu hát “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao, tôi lại rưng rưng lệ. Tôi nhớ về làng Sâu nơi đất tổ quê cha mờ xanh. Cho đến nay, khi đã lên học lớp 9 THCS, tôi mới hai lần về thăm quê, một lần về giỗ tổ, một lần về cải táng mộ ông bà nội. . .

Làng tôi là một làng nghèo, mãi đến năm 2005 mới có điện về, mới có đường liên xóm được bê-tông hóa, trường Tiểu học mới được ngói hóa. Làng chỉ có gần 200 hộ, nhưng có gần 50 liệt sĩ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

| Đình Sò với cây đa cổ thụ và ao sen là cảnh đẹp của làng tôi. Lũy tre xanh bao bọc. Trước đây thì chiêm khê mùa thối, mãi gần đây mới có hai

mùa chắc ăn, khi con kênh Vịt Đực được đào đắp chạy qua. Tháng ba ngày: tám giáp hạt không còn lo cơm cháo chạy bữa nữa.

Sau năm 1954, miền Bắc giải phóng, và sau ngày 30-4-1975, đất nước thống nhất, nhiều người trong làng tôi đi làm ăn xa, có người vào tận Bến Tre, Cà Mau lập nghiệp. Bố mẹ tôi, chú Huấn, cô Tâm cũng vậy, mỗi người một góc bể chân trời. Vài năm mới về thăm quê, thăm mồ mả tổ tiên, ông bà, chỉ một hai ngày lại ra đi.

Lúc vui, lúc buồn, bố tôi thường nhắc lại đôi ba câu chuyện về làng Sâu, cố hương. Cả làng toàn nhà tranh vách đất. Chỉ có nhà Ông Bá Hiển là lợp ngói mà thôi. Giàu nhất làng cũng chỉ có hơn hai mẫu ruộng. Ông ta không biết chữ, cả chữ Nho và chữ quốc ngữ, nhưng có những bốn bà vợ, 18 đứa con. Sau năm 1945, cụ Bá có 5 người con đi bộ đội. Dạo cải cách ruộng đất, ông bị xử bắn vì có người đấu tố là “Ông ta lần lính Nhật về làng, linh thiêng ngô và chỉ tiêu cho lí Nhất!…”. Trước khi bị bắn, Ông ta chỉ xin Đội nói một câu: “Các con cứ yên lòng lành lính Cụ Hồ…”. Khi sửa sai cụ Bá được minh oan. Lúc ấy người ta mới thấy chuyện cụ Bá làm thông ngôn cho Nhật là vô lý, là điều tố điệu!

Làng Sâu không phải là đất học. Trận đói năm Ất Dậu 1945 có 56 người bị chết đói. Làng có 4 đại tá về hưu, nhưng mãi đến năm 2007, mới có 2 học sinh thi đỗ vào Đại học. Bố, mẹ tôi cũng chỉ có bằng Trung cấp mà thôi!

Có lúc bố tôi chép miệng nói: “Làng Sáu còn hiệu lủ tục lắm! Số thầy cúng, thầy bói trong làng ta lại tăng lên!…” | Bố tôi vẫn nhắc lại câu ca để anh em tôi nhớ về cội nguồn:

“Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn”. Bố mẹ thường dặn: “Không bao giờ được quên cố lương. Làng Sáu có nghèo vẫn là chốn quê thân yêu. Các con phải cố gắng chăn học và sóng có tình nghĩa thủy chung… “.

Chúng tôi cố gắng học tập để sau này về xây dựng lại quê hương, xây dựng lại làng Sâu.

Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 35. Làng Sậu quê tôi
Đánh giá bài viết