Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 27. Sân cò Bằng Lăng đáng yêu và đáng nhớ

Nguồn website giaibai5s.com

Sân cò Bằng Lăng đáng yêu và đáng nhớ Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vườn cò, nổi tiếng nhất là các vườn cò Bạc Liêu, Trà Vinh, Vàm IIồ (Bến Tre), Bằng Lăng, vv… B. Với tôi, thì vườn cò Bằng Lăng của ông Thuyền ở huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ là đẹp nhất. Phải chăng đó là quê của má tôi, nên tôi mới yêu , quý mà cảm nhận thế.

Vườn cò của ông Thuyền trước đây chỉ rộng độ 15.000 m, nhưng hiện nay rộng gần 3 mẫu tây. Bát ngát, xanh um một vùng bao la, mênh mông của tre, trúc, trâm bầu, bằng lăng, me, gáo, tràm, v.v… Kênh rạch chằng chịt men theo những lối đi. Ngước mắt nhìn lên ngọn cây, cành cây, đâu đâu ta cũng thấy tổ cò. Bây cò con ló cổ ra bốn phía tổ, chúng reo lên khi cò me bay về. Cò mẹ há mỏ ra, bẫy cò con cứ thọc mỏ vào lôi ra từng con cá, con tôm, nuốt một cách ngon lành. Những hình ảnh ấy, ai đã đến tham quan vườn cò Bằng Lăng đều nhớ mãi.

| Vườn cò ông Thuyền vào khoảng tháng chín, tháng mười, cò kéo về rất động, từ vài vạn con đến ba, bốn chục vạn con. Cò đậu trắng ngọn cây, cò bay rợp trời, rợp đồng lúa. Họ nhà có thật đông đúc: cò ma, cò cá, cò ruôi, cò sen, cò quăm, cò rằn, cò bông, cò xanh, cò bợ, … Lại còn có bạn bè nhà cò, nào là công cộc, bạc má, diệc, vạc, bồ nông, điên điển, bìm bịp, cuốc, … Đủ màu lông, đủ kiểu cánh, kiểu mỏ, đủ tiếng kêu: trong trẻo, ồ ô, khàn khàn, oang oác, ồn ào, náo động một góc trời.

Lũ chim trời đông đúc, nhưng thật hiền lành. Mỗi loài có một tập quán sinh sống khác nhau, lúc làm tổ, lúc đẻ trứng và nuôi con, nhưng chúng rất thân thiện, ít khi thấy chúng xâu xé, tranh giành, xô xát. Ngày nào cũng vậy, khi đàn cò bay về đậu trắng ngọn cây, thì bây vạc lại nối đuôi bay về tứ phía đi kiếm mồi. Tiếng vạc kêu sương, tiếng bìm bịp kêu nước lớn, nước ròng thấu canh, tiếng cuốc khắc khoải gọi đàn, tiếng cò bợ ngái ngủ, tiếng cò quăm thâm thì, tiếng bồ nông lọc chẹc, tiếng bạc má rúc rích, … Cái âm thanh ấy có nằm ngủ ở vườn cò Bằng Lăng mới có thể nghe được giữa đêm khuya, rồi lòng ta cứ bồi hồi, man mác khôn xiết kể.

||

Có hai cảnh đẹp nhất, sinh động nhất, hấp dẫn nhất nơi sân chim, tràm chim: lúc rạng đông và lúc chiều tà. Những hôm đẹp trời, họ nhà cô thường thức dậy sớm. Độ 5 giờ sáng, cả vườn cò lao xao … lao xao. Chúng hàn huyên tâm sự, chúng tỉ tê chuyện trò. Khi chân trời đỏ dân, đng dần, những tia hồng rẻ quạt loang loáng trên bầu trời, thì sân có chuyển động ào ào. Lúc đầu, một vài con vút bay lên, mỗi con bay về một hướng, tức thì, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò từ các ngọn cây vỗ cánh bay theo, từng lớp từng lớp theo đội hình đều đặn, có tổ chức chặt chẽ. Flết lớp này đến lớp khác. Cánh cò vỗ hay gió reo. Sóng lúa bay rập rờn. Cánh cò trắng, lúa xanh, càng ngắm càng say mê. Trên bầu trời bao la, những cánh cò nhỏ dần, mờ dần. Trong vườn cò lúc ấy chỉ còn lũ cò con, những ả có đang ấp trứng. Tiếng “ọc …(ọc… cọc” vẫn rầm rì, lao xao cho đến lúc nắng rco.

Mỗi con cò, mỗi tốp cò đều có những chiếc đồng hồ sinh học cực kì chính xác. Lúc 5, 6 giờ chiều, từ những cánh đồng xa, đàn cò đã sải cánh qua hàng chục dặm bay về vườn nghỉ ngơi, ngon giấc. Càng về đến gần tổ ấm, con cò nào cũng xòe cánh rộng, lượn vòng, rồi đáp xuống các ngọn cây. Năm con, mười con, từng tốp từng tốp. Ngọn tre, ngọn me, ngọn trâm bầu oằn xuống. Cò vừa vỗ nhẹ cánh vừa nhún nha nhún nhảy như chực bay lên. Cò ông, cò bà, cò bố, cò mẹ, có anh, cô chị, cò cm chuyện trò râm ran, đầu lắc lư, miệng ríu ra ríu rít, bù khú, hàn huyên. Cho đến lúc mặt trời lặn ở cuối chân trời phía tây, thì lũ co rụt cổ lại như gác mỏ nằm ngủ. Khoảnh khắc đó, đàn vạc đã lục tục bay đi trong màn đêm.

Sân chim, sân cỏ náo động lúc rạng đông, lúc chiều tà, rồi im lìm, êm đêm trong bóng đêm. Cò đến rồi cò đi, cò lại bay về tụ hội, “Đất thổ cò đậu”, “đất lành cò đến”, … Cò hiền lành, cần mẫn bắt sâu lúa giúp nhà nông.

Với tôi, sân cò Bằng Lăng và hàng ngàn, hàng vạn cánh cò trắng đã trở thành nỗi nhớ vơi đây trong những tháng ngày li hương.

Cánh cò trắng hiền lành, đáng yêu và đáng nhớ.

Bằng Lăng ơi! Quê má thương yêu ơi! Bát ngát, mênh mông màu xanh của đồng lúa, của trời xanh và trắng phau cánh cò.

Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 27. Sân cò Bằng Lăng đáng yêu và đáng nhớ
Đánh giá bài viết