Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 26. Kể về một người làm kinh tế giỏi: Triệu phú tắc kè

Nguồn website giaibai5s.com

BÀI LÀM

 

Triệu phú tắc kè Quê tôi ở vùng Nho Quan, một vùng núi đồi thuộc tỉnh Ninh Bình, một vùng quê nghèo “đất cằn sỏi đá”. Số hộ nghèo, số gia đình gặp khó khăn trong làng, trong xã còn nhiều.

Trong số người làm kinh tế giỏi được nhiều người nhắc đến là bác Thục, bác Canh làm vườn, bà Tục, chú Quảng, anh Tranh chăn nuôi gia súc, gia cầm; anh Chánh, chú vực làm thợ mộc mĩ nghệ, vv… Hai ba năm lại đây là bác Hoành, anh Việt phát triển nghề nuôi tắc kè. .

| Tiếng tắc kè kêu trong hoàng hôn, tiếng kêu não núng “tắc kè.. tắc kè…” chắc nhiều người đã biết. Tắc kè thuộc nhóm thằn lằn, lớp da có nhiều vảy nhỏ, sần sùi màu nâu, màu da cam. Bốn chân cao lêu nghêu, cái lưỡi dài đỏ thén, cặp mắt lồi to, cái đuôi dài uốn cong như cái gây. Tắc kè sống trong các hốc cây, ăn sâu bọ, chủ yếu ở vùng trung du và miền núi.

Trước đây, người ta bắt tắc kè để ngâm rượu. Vùng núi Nho Quan có nhiều tắc kè. Từ năm 2000, tắc kè trở thành món nhậu “đặc sản cao cấp” được các thượng đế coi là món ăn đại bổ, trị được các chứng bệnh hen suyễn, nhức mỏi và tăng cường sinh lực. Nghe nói ở Ilạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ,… nhiều quán nhậu nổi tiếng với món cháo tắc kè, tắc kè nướng, cà-ri tắc kè. Mỗi con tắc kè (còn nguyên đuôi) chưa chế biến đã có giá 50.000-60.000 đồng/con. Tắc kè cụt đuôi, hoặc mất đuôi đều thuộc loại phế phẩm mất giá. Ở Bảy Núi, vùng An Giang, một bình rượu thất kè, cứu kè, thập tam kỳ, thập lục kè,… đều có giá trên dưới 1 triệu đồng.

Bác 1Hoành và anh Việt đã vào tận núi Voi, Tịnh Biên, và Bảy Núi, An Giang để tầm sư học đạo. Có lần đi hàng tháng trời để học cách làm chuồng trại cách tạo, nguồn thức ăn, cách nuôi và phòng bệnh, cách cho phối giống… Đến nay, chuồng trại của bác IIoành, anh Việt rộng trên một, hai hec-ta, được vây kín bằng lưới sắt, nuôi ba, bốn trăm con.

| Tắc kè đẻ 2-3 lứa mỗi năm; mỗi lứa đẻ từ 5-8 trứng. Tắc kè cái không biết ấp trứng; đẻ xong, bỏ đi, trứng tự nở. Chỉ sau 9-10 tháng, tắc kè nặng trên dưới 100 gam. Tắc kè giống, tắc kè thịt đều có giá. Ông Floành, anh Việt vẫn xuất hàng đều đều cho các quán nhậu Hồ Tây, Đồ Sơn. Và nay đã trở thành “triệu phú tắc: kè” ở vùng quê tôi!

Phần thứ hai: Văn kể chuyện-Bài số 26. Kể về một người làm kinh tế giỏi: Triệu phú tắc kè
Đánh giá bài viết