I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Hiểu được sự phân bố dân cư và các thành phố lớn ở châu Á.

– Đọc, phân tích lược đồ (hoặc bản đồ) để nhận biết đặc điểm phân bố dân cư và các thành phố lớn ở châu Á.

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Phân bố dân cư châu Á

PHÂN BỐ DÂN CƯ CHÂU Á

STT Mật độ dân số trung bình Nơi phân bố Giải thích
1 Dưới 1 người/km² – Bắc LB Nga (Bắc Xi-bia)
– Trung Á, Tây Trung Quốc, bán đảo A-rập
– Khí hậu lạnh, băng giá.
– Khí hậu bán hoang mạc, khô
2 1 – 50 người/km2 – Nam LB Nga (Nam Xi-bia), Mông Cổ, Tây Á
– Nội địa Đông Nam Á
– Khí hậu ấm, khô
– Địa hình nhiều đồi núi, trở ngại cho cư trú, sản xuất
3 51 – 100 người/km2 – Lục địa Nam Ấn
– Vùng đồi núi thấp đông Trung Quốc
– Địa hình cao nguyên, khí hậu khô
– Địa hình đồi núi
4 Trên 100 người/km2 – Đồng bằng sông Ấn – Hằng, Hoàng Hà, sông Trường Giang
Ven biển Trung Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Nhật Bản.
– Đất phù sa màu mỡ, tiện giao thông, canh tác cây lương thực.
– Nhiều cảng, đầu mối giao thông; tập trung các trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

2. Các thành phố lớn ở châu Á

a) Tên thành phố lớn và vị trí của chúng trên hình 6.1

               CÁC THÀNH PHỐ LỚN Ở CHÂU Á

Chữ cái đầu Thành phố Nước Chữ Cái đầu Thành phố Nước
T Tô-ki-ô Nhật Bản G Gia-các-ta In-đô-nê-xia
X Xơ-un Hàn Quốc Đ Đắc-ca Băng-la-đét
B Bắc Kinh Trung Quốc C Côn-ca-ta Ấn Độ
T Thượng Hải Trung Quốc M Mum-bai Ấn Độ
M Ma-ni-la Phi-líp-pin N Niu Đê-li Ấn Độ
H Hồ Chí Minh Việt Nam C Ca-ra-si Pa-ki-xtan
B Băng Cốc Thái Lan T Tê-hê-ran I-ran

b) Điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ trống tự in có sẵn. (Trên lược đồ trống cũng đã có các chữ cái đầu tên thành phố ở mỗi địa điểm của thành phố, HS chỉ cần tìm và điền đúng tên)

c) Nhận xét và giải thích sự phân bố các thành phố lớn của châu Á

– Tại một số nước, các thành phố lớn thường phân bố ở các đầu mối giao thông trong nội địa hoặc tại các đô thị cổ nay đang được nâng cấp hiện đại hoá thành trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước để thuận lợi cho giao lưu với các điểm dân cư và các khu vực khác, như: Tê-hê-ran (I-ran), Bát-đa (I-rắc), Niu Đê-li (Ấn Độ). .

– Ở một số nước khác, các thành phố lớn thường nằm ven biển, ở cửa sông; nơi thuận tiện cho việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, nguyên nhiên liệu, như: Tô-ki-ô (Nhật Bản), Thượng Hải (Trung Quốc), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam), Băng Cốc (Thái Lan), Mumbai (Ấn Độ),…

Nguồn website giaibai5s.com

Phần một. Thiên nhiên, con người ở các châu lục-Bài 6. Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố đan cư và các thành phố lớn của Châu Á
Đánh giá bài viết