I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á.

– Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ các khu vực của châu Á.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vị trí địa lí và địa hình

– Nam Á nằm về phía nam châu Á, có ba mặt giáp biển và đại dương (Ấn Độ Dương, biển A-rap, vịnh Ben-gan).

– Nam Á có ba miền địa hình khác nhau: 

+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, hướng tây bắc – đông nam, dài gần 2.600km, rộng trung bình từ 320 – 400km. 

+ Phía nam: cao nguyên Đề-can tương đối thấp và bằng phẳng hai rìa phía tây và phía đông là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan hơn 3.000km, rộng từ 250 đến 350km.

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên 

– Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh, khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, gió mùa tây nam nóng và ẩm.

– Trên các vùng núi cao, đặc biệt ở Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hoá theo độ cao và hướng sườn. Trên các sườn phía nam, dưới thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao, khí hậu mát dần. Từ độ cao 4.500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía | bắc, có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm.

– Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 – 500m.

– Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ. Nơi có mưa nhiều là phía đông nam Nam Á và phía tây dãy Cát Tây; nơi đây có những địa điểm lượng mưa đến 11.000mm trong năm (như ở Se-ra-pun-di). Nơi mưa ít ở tây bắc, có địa điểm với lượng mưa 183mm trong năm.

– Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-rút.

– Nam Á có các kiểu cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào hình 10.1, em hãy:

– Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á.

– Kể các miền địa hình chính từ bắc xuống nam. Trả lời:

– Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: có ba mặt phía tây, đông, nam giáp biển và đại dương; phía bắc là miền núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ nhất thế giới.

– Kể các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2.600km, rộng trung bình 320 – 400km.

+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy ờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3.000km, bề rộng từ 250 đến 350km.

+ Phía nam: sơn nguyên Đề-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

2. Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

Trả lời: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

3. Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

Trả lời:

– Nơi mưa nhiều nhất: sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di – vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11.000 – 12.000 mm/năm

– Những vùng có mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đề-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.

Trả lời:

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau:

– Hệ thống núi Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc, cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2.600km, rộng trung bình 320 – 400km.

– Đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa, rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3.000km, bề rộng từ 250 đến. 350km. 

– Sơn nguyên Đề-can ở phía nam, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á.

Trả lời:

– Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình trong sự kết hợp với gió mùa Tây Nam.

+ Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ và kéo dài, ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, trút hết mưa ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2.000 – 3.000 mm/năm, trong khi phía bên kia, trên Sơn nguyên Tây Tạng, khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới 100mm.

 + Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can như một hành lang hứng gió Tây Nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi.

+ Sườn đông dãy núi Cát Tây trực tiếp đón gió Tây Nam, nên có lượng mưa lớn, bên kia sườn đông, sơn nguyên Đề-can có lượng mưa nhỏ hơn. 

– Do chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên I-ran thổi tới rất khô và nóng, nên ít mưa: ở hoang mạc Tha.

3. Hãy cho biết các sông và các cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á.

Trả lời:

– Các sông chính: sông Ấn, sông Hồng, sông Bra-ma-pút.

– Cảnh quan chính: núi cao, hoang mạc, đồng bằng bồi tụ thấp, Sơn nguyên.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Nam Á có ba miền địa hình chính từ bắc xuống nam là:

A. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đề-can, đồng bằng Ấn – Hằng.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng, hệ thống núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đề-can.

C. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn – Hằng, Sơn nguyên Đề-can.

D. Sơn nguyên Đề-can, hệ thống núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ân – Hằng.

2. Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu

A. nhiệt đới gió mùa

B. ôn đới lục địa

C. cận nhiệt đới gió mùa

D. xích đạo

3. Nam Á là một trong những khu vực

A. lạnh nhất thế giới

B. khô hạn nhất thế giới

C. có mưa nhiều nhất thế giới

D. nóng nhất thế giới.

4. Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á?

A. Ấn         B. Hằng         C. Bra-ma-pút              D. Ti-grơ.

5. Kiểu cảnh quan nào sau đây không phổ biến ở Nam Á? 

A. rừng nhiệt đới ẩm            B. xa van   

C. địa trung hải                    D. núi cao.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần một. Thiên nhiên, con người ở các châu lục-Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Đánh giá bài viết