A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn Q = λm, và vận dụng được công thức ấy để giải các bài tập đơn giản.

   Phân biệt được hơi khổ và hơi bão hoà.

   Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi Q = Lm, và vận dụng được để giải các bài tập đơn giản.

   Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử. Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.

II. HỌC BÀI Ở LỚP 

I. SỰ NÓNG CHẢY

1. Sự nóng chảy:

• Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.

• Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ không đổi xác !th ứng với một áp suất bên ngoài xác định.

   Các chất rắn vô định hình thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

• Đối với đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và sẽ giảm khi đồng đặc.

   Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc áp suất bên ngoài.

2. Nhiệt nóng chảy:

• Nhiệt lượng Q cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : Q = λm trong đó m là khối lượng của chất rắn, 1 là nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn và đo bằng J/kg.

II. SỰ BAY BƠI

1. Sự bay hơi:

• Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

• Nguyên nhân của quá trình bay hơi là do một số phân tử nước ở bề mặt của nước có động năng chuyển động nhiệt lớn, nên chúng có thể thắng được công cản do lực hút của các phân tử nước nằm trên bề mặt của nước và thoát ra khỏi mặt nước, trở thành các phân tử hơi nước. Đồng thời khi đó cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi nước chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt nước, bị các phân tử nước nằm trên bề mặt của nước hút chúng vào trong nước.

2. Hơi khô và hơi bão hòa:

• Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ -Ma-ri-ốt.

• Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi  bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

• Khi hơi bị bão hòa, áp suất của nó đạt giá trị cực đại và được gọi là áp suất hơi bão hòa.

   Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng bay hơi.

– Trong quá trình bay hơi, các phân tử ở mặt thoáng của chất lỏng có động năng đủ lớn thắng được lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau và có vận tốc hướng ra phía ngoài mặt thoáng sẽ bứt ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chất đó.

– Trong quá trình ngưng tụ, các phân tử hơi ở phía trên mặt thoáng chuyển động hỗn loạn. Có những phân tử sau va chạm có chiều chuyển động hướng về phía mặt thoáng bị các phân tử chất lỏng nằm trên bề mặt hút vào và trở thành phân tử ở trong khối chất lỏng.

• Trong một đơn vị thời gian, nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt bằng số phân tử bị hút vào chất lỏng, thì trên bề mặt chất lỏng xảy ra sự cân bằng động giữa chất lỏng và hơi. Hơi ở trạng thái này là hơi bão hoà.

3. Ứng dụng. Sự bay hơi có ứng dụng lớn trong công nghệ làm lạnh.

III. SỰ SÔI.

1. Sự sôi:

   Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

   Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.

   Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.

2. Nhiệt hóa hơi:

• Nhiệt lượng cung cấp cho khởi chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi. Nhiệt hóa hơi Q tỷ lệ thuận với khối lượng m của phần chất lỏng đã biến thành khí (hơi) ở nhiệt độ sôi : Q = Lm

   trong đó hệ số tỷ lệ L là nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc bản chất của chất lỏng bay hơi. Đơn vị đó của L là jun trên kilôgam (J/kg).

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II. Nhiệt học-Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể-Bài 38. Sự chuyển thể của các chất
Đánh giá bài viết