A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.

   Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt và hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lòng dính ướt và không dính ướt.

   Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn và kê được một số ứng dụng về hiện tượng ma() dẫn trong đời sống và kĩ thuật.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

1. Hiện tượng:

   Nhúng một khung dây đồng, trên đó có buộc một vòng dây cho hình dạng bất kì, vào nước xà phòng. Nhac khung dây đồng ra ngoài để tạo thành một màng xà phòng phủ kín mặt khung dây.

   Hiện tượng này chứng tỏ trên bề mặt phần màng xà phòng đã có các lực nằm tiếp tuyến với bề mặt màng và kéo nó cũng đều theo mọi phương vuông góc với vòng dây chi, làm cho vòng dây chỉ có dạng một đường tròn.

   Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt của cha lòng.

2. Lực căng bề mặt:

   Kết quả thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau chứng to:

   Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với  bề mặt chất lỏng, có chiều làm giàu diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó.     f = σl 

Ở đây hệ số tỷ lệ σ gọi là hệ số căng bề mặt và đo bằng đơn vị niutơn trên mét (N/m). Giá trị của σ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ căng.

II. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT. HIỆN TƯỢNG KHÔNG DÍNH ƯỚT.

1.Thí nghiệm:

   Lấy hai bản thuỷ tinh, trong đó có một bản để trần, một bản phủ lớp nilon. Nhỏ lên mặt của mỗi bản này một giọt nước.

   Kết quả: Ta thấy, ở bản thuỷ tinh để trần bị dính ướt nước, giọt nước tràn ra, lan rộng và bám vào mặt thuỷ tinh. Ngược lại, ở bản phủ nilon không bị dính ướt nước, giọt nước vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực. Vậy khi chất lỏng tiếp xúc với vật rắn, thì tuỳ theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt. 

   Nếu thành bình bị dính ướt thì phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị ri kéo dịch lên phía trên một chút và có dạng mặt khum lõm

   Nếu thành hình không bị dính ướt thì bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới một chút và có dạng mặt khum lồi.

III. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN

a) Hiện tượng mức chất lỏng bên trong các ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ông gọi là hiện tượng mao dẫn. 

   Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là các ống mao dẫn. .

– Nếu thành ống bị dính ướt (Ví dụ : ống thủy tinh có đầu dưới nhúng trong nước), mức chất lỏng bên trong ống sẽ dâng cao hơn bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống và bề mặt chất lỏng trong ống có dạng mặt khum lõm.

– Nếu thành ống không bị dính ướt (Ví dụ: ống thủy tinh có đầu dưới nhúng trong thủy ngân), mức chất lỏng bên trong ống sẽ hạ thấp hơn mức chất lỏng bên ngoài ống và bề mặt chất lỏng bên trong ống có dạng mặt khum lồi.

– Hơn nữa, nếu ống có đường kính trong càng nhỏ hì độ dâng cao hàặc hạ thấp của mức chất lỏng bên trong ống so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống càng lớn.

b) Công thức độ cao mao dẫn :

c) ứng dụng: Nhờ hiện tượng mao dẫn mà nước có thể dâng lên từ đất, qua hệ thống các ống mao dẫn trong bộ rễ cây và thân cây để nuôi cây; dầu hoả có thể ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn lên đến ngọn bấc để cháy; dầu nhờn có thể ngấm qua các lớp phớt hay mút xốp để bôi trơn liên tục các vòng đỡ trục quay của các động cơ điện… 

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II. Nhiệt học-Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể-Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Đánh giá bài viết