A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

  Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

   Vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ ( p,V).

   Vận dụng giải được các bài tập về đặc nhiệt.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. TAN THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI

   Trạng thái của một lượng khi được xác định bằng thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T. 

   Những đại lượng này được gọi là các thông số trạng thái của một lượng khí. Giữa các thông số trạng thái của một lượng khí có những mối liên hệ xác định Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái, gọi tắt là quá trình.

   Trong hầu hết các quá trình tự nhiên, cả ba thông số trạng thái đu thay đổi. Tuy nhiên cũng có thể thực hiện được những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi, còn một thông số không đổi. Những quá trình này được gọi là đăng quá trình.

II. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT

   Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

III. ĐỊNH LUẬT BÔILƠ-MARIỐT

   Trong quá trình đăng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

   Nếu gọi p1, V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1 ; p2, V2 là áp suất và thể tích của một lượng khí này ở trạng thái 2, thì theo định luật Bôilơ – Mariốt ta có : p1V1 = p2V2

IV. ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT

   Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đội gọi là đường đăng nhiệt. Trong hệ tọa độ (p,V) đường đăng nhiệt là đường hypebol.

   Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khi có các đường đăng nhiệt khác nhau. 

   Đường đằng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II. Nhiệt học-Chương V. Chất khí-Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ-Mariốt
Đánh giá bài viết