TIẾT 1

1. Bố mẹ cùng con ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bài tập này yêu cầu con thay cụm từ khi nào? trong các câu hỏi bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…)

M: 

a) Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?

→ Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội?

b) Khi nào các bạn được đón Tết Trung thu? 

→ Tháng mấy các bạn được đón Tết Trung thu?

c) Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? 

→ Mấy giờ bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?

3. Ngắt đoạn văn thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả:

   Bố mẹ đi vắng (.) Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ (.) Lan bày đồ chơi ra dỗ em (.) Em buồn ngủ (.) Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ (.)

4. Đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho những câu sau:

a) Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.

→ Khi nào trời rét cóng tay?

b) Những đêm trời có trăng sao, luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ.

→ Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ?

Chủ nhật tới cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú.

→ Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú?

Chúng tôi thường đi thăm ông bà vào những ngày nghỉ.

→ Chúng tôi thường đi thăm ông bà khi nào?

TIẾT 2

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ:

Em vẽ làng xóm                          Em quay đầu đỏ

Tre xanh, lúa xanh                      Về nhà em ở

Sông máng lượn quanh              Ngói mới đỏ tươi

Một dòng xanh mát                    Trường học trên đồi

Trời mây bát ngát                       Em tô đỏ thắm.

Xanh ngắt mùa thu…

3. Chọn 2 từ vừa tìm được ở bài tập 2, đặt câu với mỗi từ đó.

M:

– Nước trong hồ xanh ngắt in bóng mây trời.

– Sắp tới, em sẽ được vinh dự đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm.

TIẾT 3

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu? cho những câu sau:

a) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thẳng gặm cỏ.

→ Đàn trâu đang thung thẳng gặm cỏ ở đâu?

b) Chú mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp.

→ Chú mèo mướp nằm lì ở đâu?

c) Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển Trường Sa.

→ Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?

d) Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo.

→ Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu?

3. Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui:

Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn:

– Chiến này (,) mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết viết một chữ nào (?)

Chiến đáp:

– Thế bố cậu là bác sĩ răng (,) sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào (?)

TIẾT 4

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Nói lời đáp của em:

a) Khi ông bà tặng quà, chúc mừng sinh nhật em.

→ Cảm ơn ông bà ạ, cháu thích món quà này lắm.

b) Khi bố mẹ chúc mừng em được điểm 10.

→ Cảm ơn bố mẹ. Con sẽ cố gắng để giành được nhiều điểm 10 nữa.

c) Khi các bạn trong lớp chúc mừng em được đi dự trại hè.

→ Cảm ơn các bạn. Khi về mình sẽ có quà cho các bạn.

3. Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho các câu sau:

a) Gấu đi lặc lè.

→ Gấu đi như thế nào?

b) Sư Tử giao việc cho bề tôi rất hợp lý.

→ Sư Tử giao việc cho bề tôi như thế nào?

c) Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi.

→ Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào?

TIẾT 5

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bài tập này yêu cầu các con nói lời đáp trong tình huống cụ thể:

a) Bà đến chơi, em bật ti vi cho bà xem. Bà khen: “Cháu bà giỏi quá!”

M: Cháu cảm ơn bà, nhưng việc này không khó đâu bà ạ!

b) Em hát và múa cho dì xem. Dù khen: “Cháu hát hay, múa dẻo quá!”

M: Cháu cảm ơm dì. Cháu cũng bình thường thôi ạ, nhiều bạn hát hay, múa đẹp hơn cháu nhiều.

c) Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!”.

M: Nếu cậu là mình, cậu cũng đỡ được thôi mà!

3. Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho các câu sau:

a) Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.

Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?

b) Vì gấu trắng có tính tò mò, người thủy thủ thoát nạn.

Vì sao người thủy thủ thoát nạn?

c) Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức.

Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?

TIẾT 6

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bài tập này yêu cầu các con nói lời đáp trong các tình huống cụ thể:

a) Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói: “Em ở nhà làm cho hết bài tập đi”.

M: Vâng! Lần sau em sẽ làm xong bài tập trước khi anh đi đá bóng, anh cho em theo nhé.

b) Em sang nhà bạn mượn bạn quả bóng. Bạn bảo: “Mình cũng đang chuẩn bị đi đá bóng”.

M: Tốt quá, vậy chúng mình cùng đi nhé!

c) Em muốn trèo cây hái ổi. Chú em bảo: “Cháu không được trèo. Ngã đấy!”.

M: Vâng, cháu sẽ không trèo cây nữa đâu ạ!

3. Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi Để làm gì?

a) Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.

b) Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

c) Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.

4. Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào những ô trống trong truyện vui:

   Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.

   Một hôm ở trường (,) thầy giáo nói với Dũng:

– Ô (!) Dạo này em chóng lớn quá (!)

Dũng trả lời:

– Thưa thầy (,) đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.

TIẾT 7

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bài tập này yêu cầu các con nói lời đáp trong các tình huống cụ thể:

a) Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”.

M: Cảm ơn bạn, bạn tốt quá!

b) Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo: “Đừng tiếc nữa cháu ạ! Ông sẽ mua chiếc khác”.

M: Cháu xin lỗi ông ạ! Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn.

c) Em quét nhà đỡ mẹ. Nhà chưa thật sạch, nhưng mẹ bảo: “Con muốn giúp mẹ là tốt rồi. Nhất định lần sau con sẽ quét sạch hơn”.

M: Vâng! Lần sau con sẽ quét cẩn thận hơn.

3. Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện.

M: Có thể đặt tên truyện là Giúp đỡ em nhỏ hoặc Cậu bé tốt bụng.

   Buổi sáng, An đang đi bộ đi học thì gặp em San hàng xóm. Cô bé tung tăng đến lớp, tay còn cầm mấy bông hoa đỏ rực. Bỗng San vấp phải hòn đá, ngã sấp xuống đất. An vội vàng chạy lên, đỡ San dậy. Chắc đau lắm nên San òa lên khóc. An nhẹ nhàng an ủi, dỗ dành và nhặt hoa lên cho San. Hai anh em vui vẻ dắt tay nhau tới trường.

TIẾT 8

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Xếp các từ thành từng cặp từ trái nghĩa.

M:

đen – trắng                       hiền – dữ

phải – trái                          ít – nhiều

sáng – tối                          gầy – béo

xấu – tốt

3. Chọn dấu câu để điền vào ô trống.

   Bé Sơn rất xinh (2) Da bé trắng hồng (,) má phinh phính (,) môi đỏ (,) tóc hoe vàng (.) Khi bé cười (,) cái miệng không răng toét rộng (,) trông yêu ơi là yêu!

4. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) nói về em bé của em (hoặc em bé của nhà hàng xóm).

M:

   Cu Nghé bên nhà bác Mai mới tròn hai tuổi nhưng bé rất bụ bẫm, đáng yêu. Tóc Nghé hoe vàng, dựng đứng trông thật buồn cười. Nghé rất háu ăn, cứ ôm chai sữa là cu cậu mắt lim dim, hai má phinh phính trắng hồng, cái môi đỏ chót mút liên tục. Lần nào sang nhà em chơi, Nghé cũng trèo tót lên lòng em ngồi rồi làm nũng: Chị bật máy tính cho em xem bài hát “Cá vàng bơi” cơ.

TIẾT 9: BÀI LUYỆN TẬP

A. Bố mẹ yêu cầu con đọc thầm mẩu chuyện Bác Hồ rèn luyện thân thể (SGK trang 144).

B. Dựa theo nội dung bài đọc trong phần A, chọn ý đúng trong các câu trả lời.

1. Câu chuyện này kể về việc gì?

a. Bác Hồ rèn luyện thân thể.

2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?

c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.

3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

c. Luyện tập – rèn luyện

4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tập chạy ở bờ suối trả lời cho câu hỏi nào?

a) Làm gì?

5. Bộ phận in đậm trong câu sau Bác tắm lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào?

b) Để làm gì?

TIẾT 10: BÀI LUYỆN TẬP

A. Nghe – viết: Bố mẹ đọc cho con viết bài Hoa mai vàng (trang 145 SGK). Lưu ý những từ con dễ viết sai như năm, một chút, xanh, sắp nở, nụ, xòe ra, lụa.

B. Viết đoạn văn (4 – 5 câu) nói về một loài cây mà em thích (dựa vào những câu hỏi gợi ý).

M:

   Nhà em có trồng cây hoa tầm xuân (hoa hồng dại) ở hàng rào. Thân cây bò dài, phủ kín cả rào. Cứ đến tháng Hai Âm lịch, hoa nở rất nhiều. Hoa nhỏ, có màu hồng đào, mùi thơm thoang thoảng dễ chịu. Bà em thường hái những bông tầm xuân còn đẫm sương đêm, sao vàng lên để pha nước uống.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
Đánh giá bài viết