TIẾT 1

1. Bố mẹ cùng con ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bài tập này yêu cầu con tìm bộ phận của mỗi câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”

M:

a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

b) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.

3. Bài tập này yêu cầu con đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

a) Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trắng lung linh dát vàng.

→ Khi nào dòng sông trở thành một đường trắng lung linh dát vàng?

b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.

→ Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?

4. Bài tập này yêu cầu các con nói lời đáp trong các trường hợp:

a) Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.

M: Có gì đâu, giúp bạn là việc nên làm mà.

b) Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.

M: Thưa cụ, không có gì đâu cụ ạ!

c) Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.

M: Không có gì đâu bác ạ, cháu cũng rất thích em bé mà.

TIẾT 2

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Mở rộng vốn từ về bốn mùa.

M:

– Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1 đến hết tháng 3 (Âm lịch), mùa hạ từ tháng 4 đến hết tháng 6, mùa thu từ tháng 7 đến hết tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến hết tháng 12.

– Mùa xuân có hoa đào, hoa mai, hoa lay ơn, hoa vi-ô-lét, hoa thược dược, quả mận, quýt,… Mùa hạ có hoa phượng, hoa loa kèn, hoa sen, quả vải, chôm chôm, dưa hấu, dưa bở,… Mùa thu có hoa cúc, quả bưởi, cam, na,… Mùa đông có hoa mận, quả cam, quả hồng, quả lê,…

– Thời tiết mùa xuân ấm áp, có mưa phùn. Mùa hạ thì nóng bức, oi nồng, hay có mưa rào. Mùa thu thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ. Mùa đông thì lạnh giá, thường có gió mùa đông bắc.

3. Ngắt đoạn trích thành 5 câu.

   Trời đã vào thu (.) Những đám mây bớt đổi màu (.) Trời bớt nặng gió (.) Hanh heo đã rải khắp cánh đồng (.) Trời xanh và cao dần lên.

TIẾT 3

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

b) Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

a) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

→ Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?

b) Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.

→ Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu?

4. Bài tập này yêu cầu các con biết nói lời đáp trong các tình huống cụ thể.

a) Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em.

M: Không sao đâu, về mình giặt là sạch ấy mà!

b) Khi chị xin lỗi vì đã trách mắng làm em.

M: Không sao chị ạ, em quên rồi!

c) Khi bác hàng xóm xin lỗi vì làm phiền gia đình em.

M: Thưa bác, không có gì đâu ạ!

TIẾT 4

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bố mẹ cùng con chơi trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc: nói hoặc làm động tác để đố nhau tên, đặc điểm và hoạt động của loài chim.

Tham khảo tên và đặc điểm một số loài chim:

– Chim cánh cụt: chim biển, sống ở Nam Cực, lông màu đen và trắng, chân có màng, cánh như mái chèo dùng để bơi.

– Chim chích: chim nhỏ, ăn sâu bọ, có tiếng kêu “chích chích”.

– Chim gáy: chim cu có vòng lông quanh cổ trông như hạt cườm, thường hay gáy “cúc cu cu”.

– Chim khách: chim nhỏ như chim sáo, lông đen, đuôi dài, có tiếng kêu như “khách khách”.

– Chim ri: chim giống chim sẻ, mỏ đen và to.

– Chim sâu: chim nhỏ, lông xanh xám, thường sống ở các bụi cây to, ăn sâu bọ.

– Chim sẻ: chim nhỏ, lông màu hạt dẻ, có vằn, mô hình nón, thường sống thành đàn, ăn các hạt ngũ cốc.

– Chim bói cá: chim sống ở gần nước, mỏ dài, lông xanh, ngực nâu, hay nhào xuống nước để bắt cá.

– Chim vành khuyên: chim nhỏ thuộc bộ sẻ, lông màu xanh nhạt, mắt có vành lông trắng hình khuyên, ăn sâu bọ.

– Chim họa mi chim gần với khướu, lông màu nâu vàng, trên mí mắt có vành lông trắng, hót rất hay.

3. Bài tập này yêu cầu con viết đoạn văn ngắn (3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, ngỗng…). Bố mẹ có thể cho con dựa vào các từ ngữ đã tìm được trong bài tập 2 để viết đoạn văn.

M:

   Sau chuyến đi du lịch, bố em mua về một con chim họa mi. Chim có lông màu vàng, trên mí mắt có một vành lông trắng. Vừa nhảy nhót trong chiếc lồng xinh xắn, họa mi vừa hót thật là hay.

TIẾT 5

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.
2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”

a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a) Chim đậu trắng xoá trên những cành cây.

→ Chim đậu như thế nào trên những cành cây?

b) Bông cúc sung sướng khôn tả.

→ Bông cúc sung sướng như thế nào?

4. Bài tập này yêu cầu các con nói lời đáp trong các trường hợp:

a) Ba em nói rằng tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích.

M: Ôi tuyệt quá! Con thích bộ phim này lắm!

b) Bạn em báo tin bài làm của em được điểm cao.

M: Thật thế à! Thật bõ công mình bỏ buổi đi chơi để học bài.

c) Cô giáo (thầy giáo) cho biết lớp em không đoạt giải Nhất trong tháng thi đua này.

M: Thật là buồn, nhưng chúng em nhất định sẽ cố gắng trong tháng sau.

TIẾT 6

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bố mẹ cùng con chơi trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú: chia đội, một đội nói tên con vật, một đội nêu từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm của con vật đó.

Tham khảo tên và đặc điểm một số động vật:

– Chó: Gia súc thuộc nhóm ăn thịt, nuôi để giữ nhà hoặc đi săn, thường của “gâu… gâu…”.

– Mèo: Thú nhỏ cùng họ với hổ, báo, nuôi trong nhà để bắt chuột, thường kêu “meo… meo”.

– Lợn: Chân ngắn, mõm dài và vểnh, ăn tạp, nuôi để lấy thịt và mỡ, thường kêu “eng… éc”.

– Ngựa: Thú có guốc, chân chỉ có một ngón, chạy nhanh, nuôi để cưỡi, kéo xe, thường hí vang “hí… hí”.

– Thỏ: Thú gặm nhấm tại to và dài, đuôi ngắn, lông dày mượt, nuôi để lấy thịt và lông.

– Trâu: Động vật nhai lại, sừng rỗng và cong, lông thưa và thường đen, ưa đầm nước, nuôi để lấy sức kéo, lấy thịt hay sữa.

– Bò: Động vật nhai lại, chân hai móng, sừng rỗng và ngắn, lông thường có màu vàng, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa, thường kêu “ò… à…”.

– Dê: Động vật nhai lại, sừng rỗng, cong quặp về phía sau, cằm có túm lông làm thành râu, nuôi để lấy sữa, ăn thịt, thường kêu “be… be…”.

– Voi: Thú rất lớn sống ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngày tại to, da rất dày, có thể nuôi để tải hàng, kéo gỗ.

3. Bố mẹ cùng con thi kể chuyện về các con vật.

Tham khảo một số truyện về loài vật:

                                  CHIM SƠN CA

   Bụi trường xuân vừa ra hoa, Sơn Ca lập tức đoán ra ngay cái nguy cơ rình rập loài có lông vũ. Tập hợp các loài chim lại, nó lên tiếng thuyết phục chúng:

– Tốt hơn hết là nên hạ cây sồi có bụi trường xuân mọc trên đó. Nếu không làm nổi việc đó thì nên bay đến gặp loài người để cầu xin họ đừng dùng bụi trường xuân để săn chim.

   Nhưng các loài chim không nghe lời và chế nhạo nó. Sơn Ca liền bay đi để gặp loài người để xin điều đó. Nhờ sự khôn lanh của nó, loài người đã chịu để nó sống bên cạnh mình. Chính vì thế các loài chim khác đều bị loài người bắt ăn thịt, chỉ riêng có loài Sơn Ca xin được nương náu bên cạnh loài người là không bị đụng đến, được loài người cho phép xây tố bình yên trong nhà của họ.

   Truyện ngụ ngôn này cho thấy ai có khả năng nhìn thấy trước sự việc thì dễ dàng tránh khỏi những cảnh hiểm nghèo.

                       CHIM ƯNG VÀ CÁO

   Chim Ung và Cáo quyết định sống với nhau như bạn bè và thoả thuận ở gần nhau cho tình bạn thêm bền chặt nhờ tình láng giềng. Chim Ung xây tổ trên ngọn cây cao còn Cáo đào hang đẻ con ngay trong những bụi cây dưới đất. Nhưng có một lần, cáo đi kiếm mồi, chim Ung đang đói bay sà xuống bụi cây vồ lấy các con cáo con và cùng với các con chim Ung con của mình ăn thịt chúng.

   Cáo về nhà, biết được điều gì đã xảy ra và rất đau đớn: đau vì các con của mình đã chết không bằng đau vì không trả được thù, vì các con thú rừng không tài nào bắt được chim ung. Nó chỉ còn biết đứng từ xa mà cất tiếng nguyền rủa kẻ vong tinh bột nghĩa kia. Kẻ sức yếu, thế cô thì có thể làm được gì hơn?

   Nhưng rồi cũng đến lúc chim Ung phải trả giá cho tình bạn bị nó chà đạp. Một người nào đó đem dê ra đồng để hiến tế. Chim Ung bay đến con vật bị hiến và tha đi bộ lòng bốc khói của nó. Và khi nó chỉ vừa mới tha về đến tổ, một cơn gió mạnh ập đến, những dây bện tổ cũ kỹ mỏng mảnh bốc lửa cháy sáng rực. Những con chim Ung con bị cháy xém rơi xuống đất. Chúng chưa thể bay lên được. Thế là Cáo chạy ra ăn thịt chúng ngay trước mắt chim Ung.

   Truyện ngụ ngôn này cho thấy kẻ phản bạn dù có thoát được sự trả thù của người bị phản bội nhưng cũng không tránh khỏi được sự trừng phạt của Thượng đế.

                       CHUYỆN HAI CON NGỰA

   Ngựa Cái ngày đêm không làm lụng gì hết và chỉ tha thẩn trên cánh đồng, còn Ngựa Đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất. Thấy vậy Ngựa Cái mới bảo Ngựa Đực:

– Anh việc gì phải kéo cày? Giá tôi ở địa vị anh thì tôi đâu có chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.

   Sang ngày hôm sau, Ngựa Đực bèn nghe lời Ngựa Cái. Bác nông dân thấy Ngựa Đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa Cái vào vai cày.

   Truyện ngụ ngôn này cho thấy xúi giục kẻ khác làm bậy trước tiên sẽ làm hại chính mình.

TIẾT 7

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”

a) Sơn ca khô cả họng vì khát.

b) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a) Bông cúc hẻo lả đi vì thương xót sơn ca.

→ Vì sao bông cúc hẻo lả đi?

b) Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.

→ Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?

TIẾT 8

1. Bố mẹ cùng con tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng.

2. Bố mẹ yêu cầu con lần lượt giải các ô chữ hàng ngang rồi đọc từ mới xuất hiện ở hàng dọc.

TIẾT 9: BÀI LUYỆN TẬP

A. Bố mẹ yêu cầu con đọc thầm mẩu chuyện Cá rô lội nước (SGK trang 80).

B. Dựa theo nội dung bài đọc trong phần A, chọn ý đúng trong các câu trả lời.

1. Cá rô có màu như thế nào?

b) Giống màu bùn.

2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu?

c) Trong bùn ao.

3. Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào?

b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.

4. Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?

a) Cá rô.

5. Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?

b) Như thế nào?

TIẾT 10: BÀI LUYỆN TẬP

A. Nghe – viết: Bố mẹ đọc cho con viết bài Con Vẹn (trang 81 SGK). Lưu ý những từ con dễ viết sai như: nó, chay, lên, lái, rời, xa, quắp, dọc, ủ rũ, là, lúc.

B. Viết đoạn văn (4 – 5 câu) nói về một con vật mà em thích (dựa vào những câu hỏi gợi ý).

M:

   Misa là người bạn thân thiết của em từ khi em mới hai tuổi. Chú thuộc giống chó Tây lai nên mình dài, hai tai nhọn. Lông Misa màu xám, chỉ riêng một mảng gần đuôi lại có màu trắng nên mẹ em thường trêu: “Misa mặc quần và không được ra đường đâu đấy”. Mỗi khi chú của nhiều, bố cầm roi ra doạ đánh, Misa ngước đôi mắt xanh biếc lên, nửa như hối lỗi, nửa như van lơn làm bố không nỡ đánh nữa. Cái mũi tròn màu đen bóng, lúc nào cũng ươm ướt của chủ liên tục đánh hơi, đôi tai nhọn thì luôn vểnh lên nghe ngóng.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
Đánh giá bài viết