ĐỀ 1: (Thời gian: 60 phút)

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thầm bài sau trong thời gian 10 phút và trả lời câu hỏi.

                          Bảo vệ như thế là tốt 

   Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.

   Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con đường vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng từ xa một cụ già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.

Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào: 

Chú gác ở đây à? Nói rồi, cụ định đi vào nhà.

Nha vội nói:

– Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!

Ông cụ vui vẻ bảo:

– Bác đây mà.

– Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà!

Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt:

– Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?

Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo:

– Chú ấy làm nhiệm vụ như thế là rất tốt.

                                                 Theo tập sách Bác Hồ kính yêu

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất hoặc trả lời theo yêu cầu:

1. Người chiến sĩ mới trong bài tập đọc có tên là gì?

a. Sán Chỉ

b. Phúc Nha

c. Lí Phúc

2. Ngày đầu anh được giao nhiệm vụ gì?

a. Đứng gác trước nhà Bác

b. Nấu ăn cho Bác

c. Trồng và chăm sóc cây trong vườn Bác

3. Anh Phúc Nha hỏi Bác điều gì?

a. Hỏi Bác đường đi

b. Hỏi Bác giấy tờ

c. Hỏi tên Bác

4. Bác Hồ có thái độ như thế nào khi anh Phúc Nha đòi xem giấy tờ?

a. Trách mắng

b. Khen anh làm nhiệm vụ tốt

c. Lo lắng

5. Câu chuyện xảy ra ở đâu?

a. Ở thủ đô Hà Nội

b. Ở chiến khu

c. Ở nước ngoài

6. Qua câu chuyện cho ta thấy điều gì?

a. Bác là người tôn trọng luật lệ

b. Bác là người từ tốn, nhân hậu

c. Cả 2 ý trên đều đúng

7. Trong câu chuyện ở trên nhắc đến những ai?

8. Ông cụ được nhắc đến trong bài là ai?

9. Bộ phận in đậm trong câu “Anh chăm chú nhìn con đường vào vọng gác.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?

b. Là gì?

c. Như thế nào?

10. Câu “Chú gác ở đây à?” là:

a. Câu hỏi

b. Câu kể?

II. Đọc thành tiếng toàn bài (5 điểm)

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: giáo viên đọc cho học sinh viết.

II. Bài tập: (2 điểm) Điền vào chỗ trống:

a. ch hay tr. ….. ông nhà, lũy …..e, cái ….. ăn, cây ….. uối.

b. an hay ang: đ… hoàng, đ… ông, s…….. loáng, ch… chát.

ĐỀ 2: (Thời gian: 40 phút)

A. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút

                            Cây đa quê hương 

   Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa be chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh.

                                                      Theo Nguyễn Khắc Viện

B. Tập làm văn: (25 phút)

   Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài cây bóng mát trong sân trường mà em thích.

Gợi ý:

a. Đó là loại cây gì?

b. Cây được trồng ở vị trí nào?

c. Hình dáng của cây (thân, cành, lá, hoa) có gì nổi bật?

d. Cây đó mang lại lợi ích gì đối với em và mọi người?

e. Em đã chăm sóc, bảo vệ cây đó như thế nào?

ĐỀ 3: (Thời gian: 40 phút)

A. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút

                           Hoa phượng

                 Hôm qua còn lấm tấm

                 Chen lẫn màu lá xanh

                 Sáng nay bừng lửa thẫm

                 Rừng rực cháy trên cành.

                 – Bà ơi! Sao mà nhanh!

                 Phượng mở nghìn mắt lửa,

                 Cả dãy phố nhà mình

                 Một trời hoa phượng đỏ.

                 Hay đêm qua không ngủ

                 Chị gió quạt cho cây?

                 Hay mặt trời ủ lửa

                 Cho hoa bừng hôm nay?

                                                         Lê Huy Hoà

B. Tập làm văn: (25 phút)

   Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu trở lên) nói về một cây hoa mà em thích.

Gợi ý:

a. Đó là loại cây gì? Cây thường được trồng ở đâu?

b. Hình dáng của cây (thân, cành, lá, hoa) có gì nổi bật?

c. Cây đó mang lại lợi ích gì đối với em và mọi người?

d. Em đã chăm sóc, bảo vệ cây đó như thế nào?

ĐỀ 4: (Thời gian: 40 phút)

A. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút

                                        Quả măng cụt

   Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

   Ruột măng cụt có đến bốn, năm múi, trắng muốt như hoa bưởi, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

                                                                    Theo Phạm Hữu Tùng

B. Tập làm văn: (25 phút)

   Ngoài loại quả trong bài chính tả trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) để nói về một loại quả mà em biết.

Gợi ý:

1. Đó là quả gì? Thường được trồng ở đâu?

2. Nêu các đặc điểm về hình dáng bên ngoài của quả:

– Quả có hình gì?

– Quả to bằng chừng nào?

– Màu sắc của quả lúc còn non, khi quả đã chín? Cuống nó như thế nào?

3. Bên trong ruột quả như thế nào? Mùi vị của quả ra sao?

4. Nêu cảm nghĩ của em về loại quả đó?

ĐỀ 5: (Thời gian: 40 phút)

A. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút

                                           Qua suối

   Trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Một chiến sĩ đi sau bỗng sẩy chân ngã vì dẫm phải hòn đá kênh. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người đi sau khỏi bị ngã.

B. Tập làm văn: (25 phút)

   Viết một đoạn văn (từ 4 đến 6 câu) kể về một việc tốt mà em đã làm ở nhà hoặc ở trường.

Gợi ý:

1. Em đã làm việc gì tốt? Việc đó diễn ra vào lúc nào?

2. Em đã làm việc tốt ấy ra sao?

3. Kết quả (hoặc ý nghĩa) của việc tốt đó là gì?

ĐỀ 6: (Thời gian: 40 phút)

A. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút

                             Thăm nhà Bác

                  Anh dắt em vào cõi Bác xưa
                  Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
                  Có hồ nước lặng sôi tăm cá
                  Có bưởi cam thơm mát bóng dừa.

                  Có rào dâm bụt đỏ hoa quê
                  Như cổng nhà xưa Bác trở về
                  Có bốn mùa rau tươi tốt lá
                  Như những ngày cháo bẹ măng tre.

                                                                      Tố Hữu

B. Tập làm văn: (25 phút)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (4 đến 6 câu) nói về ảnh Bác Hồ.

Gợi ý:

1. Ảnh Bác được treo ở đâu?

2. Trông Bác như thế nào? (râu tóc, vầng trán, đôi mắt….).

3. Em muốn hứa với Bác điều gì?

ĐỀ 7: (Thời gian: 40 phút)

A. Chính tả (Nghe – viết): 15 phút

Học sinh nghe – viết đoạn văn sau trong khoảng 15 phút.

                                           Cây xoan

   Ở vườn nhà Liên, ngoài cây ăn quả còn có một cây xoan. Thân cây mọc thẳng vươn cao, cành lá xum xuê. Mùa này, quả xoan chín vàng rụng đầy gốc cây. Từng đàn chào mào, sáo đen kéo nhau về, ríu rít trong vòm lá xanh tìm ăn quả chín.

B. Tập làm văn:(25 phút)

   Viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu nói về một cây mà em thích nhất.

Gợi ý:

a. Em thích nhất loại cây nào?

b. Cây thường mọc (hoặc được trồng ở đâu?

c. Hình dáng của cây (thân, cành, lá, hoa,….) như thế nào?

d. Cây có ích lợi gì?

e. Em đã chăm sóc cây như thế nào?

ĐỀ 8: (Thời gian: 30 phút)

A. Đọc thầm và làm bài tập.

                                  Bác Hồ rèn luyện thân thể

   Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Vi sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc:

– Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.

– Cám ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.

                                                                       Theo Đầu nguồn

B. Dựa theo nội dung của bài đọc, đánh dấu x (vào ô trống) trước ý đúng.

1. Câu chuyện này kể về việc gì?

a. Bác Hồ rèn luyện thân thể.

b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.

c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không.

2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?

a. Dậy sớm, luyện tập.

b. Chạy, leo núi, tập thể dục.

c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.

3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

a. Leo – chạy.

b. Chịu đựng – rèn luyện.

c. Luyện tập – rèn luyện.

4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tập chạy ở bờ suối trả lời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?

b. Là gì?

c. Như thế nào?

ĐỀ 9: (Thời gian: 40 phút)

A. Đọc hiểu: 4 điểm

Đọc thầm và làm bài tập.

                                          Cây đa quê hương

   Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

   Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

   Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Từ ngữ nào trong bài cho biết cây đa sống từ rất lâu ?

a. Nghìn năm.

b. Có từ lâu đời.

c. Sống rất lâu đời.

2. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát trả lời cho câu hỏi nào?

a. Vì sao?

b. Để làm gì?

c. Như thế nào?

3. Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

a. Lúa vàng gợn sóng.

b. Đàn trâu ra về.

c. Cả hai ý trên.

4. Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa?

a. lững thững – nặng nề.

b. cao chót vót – thấp lè tè.

c. kéo dài – yên lặng.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả (nghe – viết): 5 điểm

   Viết bài Lá cờ SGK lớp 2 – Tập 2 – trang 128 (từ Cờ mọc trước cửa… đến trên sóng).

II. Tập làm văn

Viết một đoạn văn từ 3 – 5 câu kể về biển.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Một số đề tham khảo
Đánh giá bài viết