I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

1. Về kiến thức

– Nghe – viết đầy đủ, chính xác toàn bộ đoạn tóm tắt nội dung bài Đàn bê của anh Hồ Giáo trong SGK trang 136.

– Không mắc lỗi chính tả.

– Làm đúng bài tập phân biệt các âm đầu, thanh dễ lẫn: tr/ch; thanh hỏi/thanh ngã.

2. Về kĩ năng

– Nắm được cách trình bày đoạn văn, biết viết hoa tên riêng trong bài chính tả.

– Viết đều nét, sạch, đẹp.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Nghe – viết: Bố mẹ đọc cho con viết bài Đàn bê của anh Hồ Giáo (trang 140 SGK). Lưu ý những từ con dễ viết sai như giống, đứa trẻ, quấn quýt, lại, quầng, lên, rồi, chạy, vòng tròn, rụt rè, sán, lòng, quo quo, chân.

Tên riêng trong bài chính tả: Hồ Giáo.

2. Tìm các từ:

a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr.

– Chỉ nơi tập trung đông người mua bán: chợ. 

– Cùng nghĩa với đợi: chờ.

– Trái nghĩa với méo, tròn.

b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã:

– Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội: bão.

– Cùng nghĩa với cọp, hùm: hổ.

– Trái nghĩa với bận: rỗi.

3. Thi tìm nhanh:

a) Những từ bắt đầu chỉ các loài cây:

– Bắt đầu bằng ch:

M: chè, chôm, chuối, chanh, chò chỉ, chay,…

– Bắt đầu bằng tr:

M: trầm hương, trầu, tre, trúc, trà, trạng nguyên, tranh, trâm bầu,…

b) Những từ chỉ các đồ dùng:

– Có thanh hỏi:

M: tủ, chổi, chảo, rổ, bỉm,…

– Có thanh ngã:

M: đũa, mũ, nĩa, đĩa,…

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm nhân dân-Tuần 34. Chính tả: Đàn bê của anh Hồ Giáo
Đánh giá bài viết