I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

Bố mẹ cho con đọc bài từ 3 – 5 lần. Yêu cầu:

1. Về kĩ năng đọc thành tiếng

– Con đọc to, trôi chảy cả bài, ngắt nghỉ hơi hợp lý.

– Con biết đọc giọng kể phù hợp với từng đoạn.

– Lưu ý những từ con dễ đọc sai: rừng, lay van, sẽ, nói, sắp, gió lớn, làm, ngập lụt, nơi, sáp, làm, ra, sấm chớp, loài, nước, sống, nổi, nạn, giàn bếp, làm nương, lấy làm lạ, lao xao, Khơ-mú, Hmông, Ê-đê, Ba-na, lần lượt,…

2. Về kĩ năng đọc hiểu

– Con hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.

– Con hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà, do cùng một cha mẹ sinh ra, chính vì vậy phải yêu thương, đoàn kết các dân tộc.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Bố mẹ yêu cầu con đọc kĩ câu hỏi và tìm câu trả lời trong bài đọc.

1. Con dúi mách với hai vợ chồng người đi rừng rằng sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi.

2. Hai vợ chồng người nghe lời dúi, lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, họ thoát được nạn lụt.

3. Sau bảy ngày, họ chui ra thì thấy cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không còn bóng người. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thời gian sau, hai vợ chồng đi làm nương về thì nghe thấy tiếng cười đùa trong quả bầu. Họ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu ra. Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra, đó là người Khơ-mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh… lần lượt ra theo.

4. Tên một số dân tộc trên đất nước ta: người Hoa, người Thái, Sán Chỉ, Khơ-me, Tày, Nùng,…

5. Bố mẹ yêu cầu con nghĩ thêm tên khác cho truyện.

M: Truyện còn có thể đặt tên là Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, Quả bầu kì lạ, Con dúi trả ơn…

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm Nhân dân-Tuần 32.-Tập đọc: Chuyện quả bầu
Đánh giá bài viết