I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

1. Về kiến thức

– Mở rộng vốn từ về muông thú.

– Nhận biết được các con vật không nguy hiểm và thú dữ, nguy hiểm.

– Biết được đặc điểm đặc trưng của các con vật.

2. Về kĩ năng

– Biết cách hệ thống hoá vốn từ về loài thú.

– Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp:

M:

a) Thú dữ, nguy hiểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác, cáo.

b) Thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, hươu.

2. Trả lời câu hỏi về các con vật.

M:

a) Thỏ chạy rất nhanh.

b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt.

c) Gấu đi lặc lè.

d) Voi kéo gỗ rất khoẻ.

3. Đặt câu cho bộ phận câu được in đậm.

M:

a) Trâu cày rất khỏe. → Trâu cày như thế nào?

b) Ngựa phi nhanh như bay. → Ngựa phi như thế nào?

c) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. →  Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào?

d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khách. → Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào?

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm muông thú-Tuần 23. Luyện từ và câu: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
Đánh giá bài viết