I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

Bố mẹ cho con đọc bài từ 3 – 5 lần. Yêu cầu:

1. Về kĩ năng đọc thành tiếng

– Con đọc trơn được cả bài, ngắt nghỉ hơi hợp lý.

– Giọng đọc nhẹ nhàng, sâu lắng, tình cảm.

– Lưu ý những từ con dễ đọc sai: gắn liền, là, cổ kính, lớn, giữa, rễ, nổi lên, quái lạ, rắn, giận dữ, lá, giờ chiều, li kì, nói, ra, giữa, nặng nề, sừng trâu, lan, ruộng đồng, yên lặng,…

2. Về kĩ năng đọc hiểu

– Con hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lũng thũng.

– Con hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả đối với quê hương và những vật thân thuộc.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Bố mẹ yêu cầu con đọc kĩ câu hỏi và tìm câu trả lời trong bài đọc.

1. Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu: cây đa nghìn năm, đó là cả một tòa cổ kính.

2. Cây đa được miêu tả:

– Thân: Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.

– Cành: Cành cây lớn hơn cột đình.

– Ngọn: Ngọn chót vót giữa trời xanh.

– Rễ: Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.

3. Nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ:

– Thân cây rất to.

– Cành cây rất lớn.

– Ngọn cây cao vút.

– Rễ cây ngoằn ngoèo.

4. Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp khác của quê hương: Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề, bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm cây cối-Tuân 29. Tập đọc: Cây đa quê hương.
Đánh giá bài viết