Nguồn website giaibai5s.com

  1. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM • 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859 Câu hỏi: Nêu nhận xét về tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.

| Trả lời câu hỏi Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền và đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa, nhưng chế độ phong kiến cũng đã bộc lộ những dấu | hiệu của sự khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Câu hỏi: Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Trả lời câu hỏi | Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương

y chạy đua giành giật thị trường ở khu vực phương Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt, thêm vào đó là chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?

| Trả lời câu hỏi .. | Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam rộng lớn của miền Trung, đông dân, | trù phú, lại có cửa biển sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động. Đà Nẵng

chỉ cách Huế 100 kilômét, vì thế sau khi chiếm được Đà Nẵng, thực dân

Pháp có thể dùng nơi này làm bàn đạp tấn công ra Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Cây hỏi: Quân Pháp bước đầu đã bị thất bại ra sao?

Trả lời câu hỏi Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả không cho chúng tiến sâu vào nội địa. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ ch được bán đảo Sơn Trà.

,

  1. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 Câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp tấn công Gia Định? . |

Trả lời câu hỏi Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, quân Pháp đưa quân tiến đánh Gia Định nhằm:

+ Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.

+ Đi trước Anh một bước trong việc làm trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở miền Nam.

+ Chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang miền Nam Trung Quốc. Câu hỏi: Cho biết thực dân Pháp vấp phải những khó khăn gì khi tiến công Gia Định?

” Trả lời câu hỏi Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến quân Pháp khốn đốn. Trong khi đó, quân Pháp lại không nhận được sự viện trợ từ Pháp sang mà còn phải rút bớt quân sang Trung Quốc. Vì vậy, số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài 10km. . . Câu hỏi: Thái độ không kiên quyết chống giặc của triều đình Huế dẫn đến hậu quả gì?

| Trả lời câu hỏi + Thái độ không kiên quyết chống giặc của triều đình Huế làm cho thực dân Pháp có điều kiện củng cố lực lượng và sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25-10-1860), tạm thời kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.

+ Rạng sáng ngày 24-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hoả lực của địch, Đại đồn Chí Hoà thất thủ..Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

 Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.

.

.

Trả lời câu hỏi + Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

+ Mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

+ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

+ Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.. . Câu hỏi: Những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí kết Hiệp

ước 5-6-18622

| Trả lời câu hỏi Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp kí kết Hiệp ước 5-6-1862 nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía Nam để đối | phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc. Câu hỏi: Hiệp ước 1862 vi phạm chủ quyền nước ta như thế nào? |

– Trả lời câu hỏi | Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc: cắt đất cho giặc. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858

ĐẾN NĂM 1873 Câu hỏi: Em hãy trình bày cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

| Trả lời câu hỏi – Khi nghe tin giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, Đốc họe Nam | Định là Phạm Văn Nghị đã lập tức tập hợp 300 nghĩa binh, phần lớn là những học trò của ông, khăn gói vào kinh đô xin vua giết giặc. Trong Nam, nhân dân tích cực phối hợp với triều đình đắp cao thêm | thành lũy ở những nơi hiểm yếu, sẵn sàng kháng chiến. ..

– Tại Đà Nẵng, nghĩa quân do Phan Gia Vĩnh chỉ huy đã phối hợp chặt chẽ với quân triều đình, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của giặc.

– Ở Gia Định, trong khi quân đội triều đình chống cự yếu ớt, không chủ động đánh và “chạy dài”… thì nhân dân địa phương đã tự động tổ chức thành đội ngũ chỉnh tề kháng Pháp ngay từ khi chúng mới đặt chân lên đất liền. Tiêu biểu là toàn quân 5000 người do Lê Huy (một võ quan bị thải hồi) và Trần Thiện Chính (một tri huyện bị cách chức) chỉ huy;

– the

hay đội quân 6000 người do Dương Bình Tâm lãnh đạo. Họ đã chiến đấu. dũng cảm hỗ trợ cho cuộc rút lui của quân đội triều đình hoặc bao vây, phục kích quấy phá đồn trại của giặc, không cho chúng đánh rộng ra. .

– Càng đi sâu vào nội địa, phong trào kháng chiến của nhân dân càng dâng lên mạnh mẽ, các trung tâm kháng chiến xuất hiện ở khắp nơi, “tỏa ra vô tận”, thể hiện ý chí yêu nước nồng nàn của các sĩ phu, nhân dân miền Nam, trong đó chủ yếu là nông dân.

– Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trình Thoại, Nguyễn Thông, Văn Đạt, Hồ Huấn Nghiệp, Trà Quý Bình, Trịnh Quang

Nghị, Lưu Tấn Thiện, Lê Quang Dũng, Nguyễn Thành Ý ở Gò Công, Gia .. . Định, Chợ Lớn, Tân An (từ 1860 đến 1864). Kế đó là Võ Duy Dương ở

Đồng Tháp Mười (từ 1865 đến 1866); Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (từ 1861 đến 1868). Ngoài ra còn có rất nhiều văn thân tự mộ quân chống Pháp như Đỗ Quang, Âu Dương Lâm, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị… Họ phối hợp chặt chẽ với cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Câu hỏi: Tại Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân ta đã kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào?

Trả lời câu hỏi + Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn. Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.

+ Năm 1859, khi Pháp vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861). Câu hỏi: Quan sát Hình 85 (SGK trang 117), em hãy mô tả “Quang • cảnh buổi lễ phong soái Trương Định”.

Trả lời câu hỏi Qua bức tranh, ta thấy buổi lễ Trương Định nhận phong soái diễn ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn Nam Bộ, dưới sự . chứng kiến của đông đảo nhân dân. Họ làm một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có một bức tường ghi bằng chữ “Bình Tây đại nguyên, soái”. Người đứng ở trung tâm bức tranh chính là Trương Định, ông đang giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng.. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định và tác dụng của việc làm đó?

Trả lời câu hỏi Việc Trương Định kiên quyết kiên quyết phản đối sắc phong của triều

|

Blan

đình và đứng về phía nhân dân chống giặc đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và gây kinh ngạc cho đại diện của triều đình, chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại. Câu hỏi: Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa của Trương Định. .. “

Trả lời câu hỏi + Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái, Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.

+ Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hoà (Gò Công). Sau ba ngày chiến đấu liên tục, nghĩa quân rút lui, rồi về căn cứ Tân Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngờ. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết (20-8-1864).

+ Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp. Bộ phận còn lại chia thành các nhóm nhỏ, toả ra xây dựng các căn cứ khác.

.

T.

Câu hỏi: Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế | đã có những hành động gì?

| Trả lời câu hỏi + Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp, triều đình Huế vẫn tiếp tục tin tưởng vào “lương tâm, hảo ý” của thực dân Pháp nên đã ra lệnh triệt thoại các lực lượng kháng chiến, mở cuộc vận động ngoại giao, cử phái bộ sang Pháp thương thuyết để chuộc lại các tỉnh đã mất.

+ Đồng thời, triều đình Huế đã tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì. Câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống • Pháp của nhân dân Nam Kì.

Trả lời câu hỏi + Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi. . + Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm,

Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… Trong số đó, nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc; lại có người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị…

+ Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì. Câu hỏi: Em biết gì về hai lãnh tụ của nghĩa quân là Nguyễn Hữu Huân và Nguyễn Trung Trực

Trả lời câu hỏi – Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1813, đỗ đầu kì thi Hương năm 1852 nên còn gọi là thủ khoa Huân. Ông người huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Đã hai lần bị giặc bắt, được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ.

– Nguyễn Trung Trực sinh năm 1838, là người xã Bình Đức, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Long An). Ông thông hiểu chữ Hán, từng tham gia kháng chiến ở miền Đông, là người chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông; sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Ông là người yêu nước, có chí khí. Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cả nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu hỏi: Lập niên biểu về những sự kiện chính của cuộc kháng

  • chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến | năm 1873.

,

Nội dung chính

Thời gian 1-9-1858 17-2-1859 24-2-1861 10-12-1861 5-6-1862

2-1863 20-8-1864 20-24-6-1867 1867-1875

Trả lời câu hỏi Thời gian

Nội dung chính | 1-9-1858 | Pháp tấn công Đà Nẵng

17-2-1859 | Pháp tấn công Gia Định . | 24-2-1861 | Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà 10-12-1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ | 5-6-1862. Triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất

2-1863 Pháp tấn công căn cứ Tân Hoà (Gò Công) : | 20-8-1864 | Trương Định hi sinh 20–24-6-1867 | Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì L 1867-1875 | Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam Kì 1

Phần I. Lịch sử thế giới-Phần II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918-Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX-Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Đánh giá bài viết