Nguồn website giaibai5s.com

  1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? |

Trả lời câu hỏi + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giữa các nước đế quốc lại nảy sinh những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường, thuộc địa:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1923 làm cho mâu thuẫn giữa nước đế quốc càng thêm sâu sắc, các nước đế quốc phân chia thành

hai khối địch: khối phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản và khối Đồng minh Anh – Pháp – Mĩ.

+ Cả hai khối tuy mâu thuẫn gay gắt với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần phải tiêu diệt. Vì thế Anh, Pháp, Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ để khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. | + Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho phát | xít Đức đánh chiếm Tiệp Khắc, tấn công Ba Lan, châm ngòi cho chiến tranh bùng nổ. Câu hỏi: Quan sát Hình 76 (SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Trả lời câu hỏi Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện Giu-li-vơ du kí, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Các nước Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện đường lối thoả hiệp để cho Đức quay sang tấn công Liên Xô. Tuy vậy, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô, cần phải chuẩn bị tích luỹ lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

Câu hỏi: Vì sao Đức chiếm được Ba Lan một cách nhanh chóng,

Trả lời câu hỏi . Khi Đức tấn công Ba Lan thì liên quân Anh – Pháp dàn trận dọc theo biên giới phía Tây nước Đức nhưng không tấn công Đức và cũng không có hành động quân sự nào đỡ đòn cho Ba Lan. Vì vậy, phát xít Đức đã đánh chiếm Ba Lan một cách nhanh chóng.

  1. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH Câu hỏi: Nếu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế . giới thứ hai.

L

Trả lời câu hỏi . + Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức , đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung

lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào

lân Nr • . lãnh thổ Liên Xô. .

+ Ở Thái Bình Dương, ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng (đảo Ha-oai). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

 + Ở Bắc Phi, tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến | tranh lan rộng toàn thế giới.

| + Tháng 1-1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu hỏi: Quan sát Hình 77 và 78 (SGK trang 107), em hãy cho biết hai bức ảnh nói lên điều gì?

| Trả lời câu hỏi Hình 77: là hình ảnh hoang tàn của thủ đô Luân Đôn sau khi bị quân Đức ném bom. Hình 78: quân Đức treo cổ người dân Liên Xô ở vùng chiếm đóng. Cả hai bức ảnh trên đã nói lên tội ác man rợ của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh.

  1. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945) Câu hỏi: Trình bày những diễn biến chính của chiến tranh (từ đầu năm 1945 đến tháng 8-1945)

| Trả lời câu hỏi + Ngày 2-2-1943, Liên Xô giành thắng lợi trong trận phản công ở Xta-lin-grát, đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới.

+ Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ – Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

+ Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng khỏi ách phát xít. . .

+ Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 5-1943, trước các đợt tấn công của liên | quân Mĩ – Anh, quân Đức và I-ta-li-a đã phải hạ vũ khí.

+ Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6-6-1944, liên quân Mĩ – Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

+ Đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

+ Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử huỷ diệt thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản).

+ Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu hỏi: Nêu tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời câu hỏi . + Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, cuộc chiến tranh hoàn toàn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phát xít và đế quốc nhằm tranh giành nhau thuộc địa và thống trị thế giới. . .

+ Từ tháng 6-1941, khi Đức tấn công Liên Xô và Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm thay đổi căn bản tính chất của cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của Liên Xô và các lực lượng dân chủ nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Câu hỏi: Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh

thế giới thứ hai (1939 – 1945) theo mẫu sau:

sự kiện chính

Niên đại 1-9-1939

9-1940

26-6-1941

7-12-1941

1-1942.

6-6-1944

9-5-1945

15-8-1945

| Trả lời câu hỏi

| Sự kiện chính

Niên đại 1-9-1939 9-1940

26-6-1941 7-12-1941

1-1942

I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Đức tấn công Liên Xô. Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai. Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập. Anh- Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp. Phát xít Đức đầu hàng.

6-6-1944 9-5-1945

15-8-1945

Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Câu hỏi: Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? 1

Trả lời câu hỏi + Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những hậu quả tàn khốc: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

+ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. Câu hỏi: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản gì của tình hình thế giới?

Trả lời câu hỏi + Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á.

+ Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu, chỉ có Mĩ thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này.

+ Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi.

Phần I. Lịch sử thế giới-Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ 1917 đến năm 1945)-Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)-Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Đánh giá bài viết