A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiểm định của vật rắn

   Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. CÁC DẠNG CÂN BẰNG

1. Cân bằng không bền

   Cân bằng không bền là dạng cân bằng mà khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng không bền thì không thể tự trở về được vị trí đó.

2. Cân bằng bền

   Nếu vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng này thì trọng lực gây ra momen làm vật quay trở về vị trí đó. Dạng cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền.

3. Cân bằng phiếm định

   Khi trọng lực có điểm đặt tại trục quay, vật luôn đứng cân bằng tại mọi vị trí. Dạng cân bằng này gọi là cân bằng phiểm định.

4. Vị trí trọng tâm trong các dạng cân bằng

   Ở vị trí cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. Ở trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận. Còn trong trường hợp cân bằng phiếm định, vị trí trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi.

II. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

1. Mặt chân đế là gì ?

   Có những vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chúng bằng cả một niặt đáy, như cốc nước đặt trên bàn, hòm gỗ đặt trên sàn nhà… Khi ấy, mặt chân để là mặt đáy của vật.

   Có những vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chỉ ở một số diện tích rời nhau, như bàn, ghế, ôtô… Khi ấy, mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.

2. Điều kiện cân bằng

   Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).

3. Mức vững vàng của cân bằng

   Các vị trí cân bằng trên đây khác nhau về mức vững vàng.

   Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và diện tích của mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.

   Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các diện tích tiếp xúc.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần I. Cơ học-Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn-Bài 20. Các dạng cân bằng của một vật có mặt chân đế
Đánh giá bài viết