A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen của lực và nếu được đơn vị đo momen của lực và phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. 

   Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cần bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC.

1. Momen lực

   Người ta lấy tích Fd làm đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và gọi là momen lực, ký hiệu là M. Còn khoảng cách d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực. Từ đó, ta có định nghĩa sau đây :

   Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với canh tay đòn của nó: M = Fd

   Đơn vị của momen lực là niutơn mét (N.m).

II. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH (HAY QUY TẮC MOMEN LỰC)

1. Quy tắc

   Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ, hay tổng đại số các momen bằng không.

M1 + M2 + … Mn = 0

2.Chú ý :

   Quy tắc momen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Phần I. Cơ học-Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn-Bài 18. Cân bằng của một vật có trục quay cố định – Momen lực
Đánh giá bài viết