A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).

   Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.

   Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I.  HƯỚNG VÀ ĐIỂM ĐẶT CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO.

   Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài.

II. ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC.

1. Định luật Húc : Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa độ lớn của lực đàn hồi với độ biến dạng (độ dãn hay độ nén (hình vẽ)) của lò xo, nhà vật lý 16-bớt 1 lúc đã phát hiện ra định luật sau đây, gọi là định luật lúc :

   Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo t lệ thuận với độ bit dạng của lò xo.

   Hệ số tỷ lệ k gọi là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo. Đơn vị của độ cứng là niutơn trên mét, ký hiệu là N/m.

2. Giới hạn đàn hồi của lò xo :

   Thí nghiệm còn cho thấy, nếu trọng lượng của tài vượt qua một giá trị nào đó thì độ dãn của lò xo sẽ không còn tỷ lệ với trọng lượng của tài và khi bị tai đi thì lò xo không có được về đến chiều dài lo nữa. Ta nói, lò x) đã bị kéo lăn quá giới hạn đàn hồi của nó.

3. Chú ý :

a) Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế trong trường hợp này lực đàn hồi được gọi là lực căng. Lực căng có điểm đặt và hướng giống như lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn.

b) Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương Ouông góc với mặt tiếp xúc.

Bài giải

Nguồn website giaibai5s.com

Phần I. Cơ học-Chương II. Động lực học chất điểm-Bài 12. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
Đánh giá bài viết