A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Nếu được sự rơi tự do là gì.

   Việt được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được các đặc điểm về gia tốc rơi tự do.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ RƠI TỰ DO

1. Sự rơi của các vật trong không khí

   Thả một vật từ một độ cao nào đó để nó chuyển động tự do không có vận tốc đầu, vật sẽ chuyển động xuống phía dưới. Đó là sự rơi của vật.

   Trong không khí các vật rơi nhanh, chậm khác nhau.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do)

   Nếu koại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sợ ra của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.

   Sự rơi tự do là sự rơi chi dưới tác dụng của trọng lực.

II. NGHIÊN CỨU SỰ RƠI TỰ DO CỦA CÁC VẬT

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do

a/ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (thương của dây dọi).

b/ Chiều cua chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

c/ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

d/ Công thức tính vận tốc

   Nếu cho vật rơi tự do, không có vận tốc đầu (thả nhẹ cho rơi) thi công thì tính vận tốc của sự rơi tự do là : v = gt trong đó g là gia tốc của chuyển đổi rơi tự do, gọi tắt là gia tốc rơi tự do.

e/ Công thức tính đường đi của sự rơi tự do : s = ½gt² trong đó s là đường đi, còn t là thời gian rơi.

2. Gia tốc rơi tự do

   Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.

   Tuy nhiên, ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau.

Ở địa cực, g lớn nhất :g ≈ 9,8324 m/s2.

Ở xích đạo, g nhỏ nhất :g ≈ 9,7805 m/s2.

Ở Hà Nội, g ≈ 9,7872 m/s2. Ở thành phố Hồ Chí Minh, g ≈ 9,7867 m/s2.

Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy g ≈ 9,8 m/s2 hoặc g≈ 10 m/s2.

Bài giải

Nguồn website giaibai5s.com

Phần I. Cơ học-Chương I. Động học chất điểm-Bài 4. Sự rơi tự do
Đánh giá bài viết