I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Biết được các đơn vị địa hình cơ bản nước ta.

– Đọc bản đồ địa hình Việt Nam

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Các dãy núi và các dòng sông lớn dọc theo vĩ tuyến 22°B, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung

CÁC DÃY NÚI VÀ CÁC DÒNG SÔNG LỚN DỌC VĨ TUYẾN 22°B

Các dãy núi Các dòng sông lớn
Pu Đen Đinh
Hoàng Liên Sơn
Con Voi
Cánh cung sông Gâm
Cánh cung Ngân Sơn
Cánh cung Bắc Sơn
Đà
Hồng
Chảy

Gâm
Cầu
Kì Cùng

2. Các cao nguyên dọc kinh tuyến 108°Đ, từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết

     CÁC CAO NGUYÊN DỌC THEO KINH TUYẾN 108°Đ

Các cao nguyên Địa hình và nham thạch
– Cao nguyên Kon Tum, cao trên 1.400m – Địa hình: các cao nguyên có độ cao khác nhau, được gọi là những cao nguyên xếp tầng. 

– Nham thạch: đá badan trẻ là chủ yếu, xen kẽ có đá Cổ Tiền Cambri.

– Cao nguyên Đắk Lắk, dưới 1.000m
– Cao nguyên Mơ Nông và Di Linh, cao trên 1.000m

3. Các đèo lớn dọc Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau

a) Các đèo lớn phải vượt qua trên Quốc lộ 1A – Sài Hồ (Lạng Sơn)

– Tam Điệp (Ninh Bình)

– Ngang (Hà Tĩnh – Quảng Bình)

– Hải Vân (Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng)

– Cù Mông (Bình Định – Phú Yên)

– Cả (Phú Yên – Khánh Hoà)

b) Trở ngại của các đèo đến giao thông theo hướng bắc – nam:

– Làm chậm tốc độ và dễ gây ra tai nạn giao thông đường bộ.

– Gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ do hiện tượng đất trượt, đá lở.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần hai. Địa lí Việt Nam-Bài 30. Thực hành – đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Đánh giá bài viết