I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Quan sát hình 23.2 (SGK trang 75), nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

Trả lời

– Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ:

+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân đến đỉnh núi có bốn vành đai thực vật: rừng lá rộng lên đến 900 m, rừng lá kim từ 900 m – 2.200 m, đồng cỏ từ 2.200 m – 3.000 m, trên 3.000 m là tuyết.

+ Các vành đai thực vật ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.

– Nguyên nhân:

+ Có các vành đai thực vật từ chân đến đỉnh núi là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C).

+ Ở sườn núi đón nắng, các vành đai thực vật nằm cao hơn phía sườn khuất nắng vì khí hậu ấm áp hơn.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.

Trả lời

– Sự thay đổi của thực vật theo độ cao: các vành đai thực vật thay đổi giống như khi ta đi từ xích đạo về cực rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.

– Độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi: tuỳ thuộc vào sườn đón nắng hay sườn khuất nắng, tuỳ thuộc vào sườn đón gió hay sườn khuất gió.

+ Ở những sườn núi đón nắng, các vành đai thực vật nằm cao hơn phía sườn khuất nắng.

+ Ở những sườn đón gió, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió.

2. Quan sát hình 13.3 (SGK trang 76), nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hoà. Giải thích.

Trả lời

– Nhận xét:

+ Ở đới nóng, có 6 vành đai thực vật: rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.

+ Ở đới lạnh, có 5 vành đai thực vật: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.

– Giải thích: Tuy cùng độ cao nhưng vùng núi ở đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn vùng núi ở đới lạnh, vì đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất:

1. Cứ lên cao 100 m, nhiệt độ không khí giảm

A. 0,4°C.        B. 0,5°C.           C.0,6°C.                D. 0,7°C.

2. Sườn núi đón gió ẩm thường

A. ít mưa.                                         B. có cây cối tươi tốt.

C. có độ bốc hơi rất lớn.                  D. rất khô, nóng.

3. Nơi cư trú của các dân tộc ít người trên thế giới thường là

A. vùng núi.                                     B. vùng đồng bằng.

C, vùng duyên hải.                          D. vùng trung du.

4. Ở vùng núi đới ôn hoà, băng tuyết vĩnh cửu xuất hiện trên độ cao khoảng

A. 1.000 m.        B. 2.000 m.        C. 3.000 m.    D. 4.000 m.

5. Các vành đai thực vật ở dãy nú i An-pơ (châu Âu) từ chân núi lên đỉnh núi lần lượt là

A. rừng lá rộng, đồng cỏ, rừng cây lá kim, tuyết.

B. đồng cỏ, rừng lá rộng, rừng cây lá kim, tuyết.

C. rừng lá rộng, rừng cây lá kim, đồng cỏ, tuyết.

D. rừng cây lá kim, rừng lá rộng, đồng cỏ, tuyết.

Đáp án

1C 2B 3A 40 5C

Nguồn website giaibai5s.com

Phần hai. Các môi trường địa lí-Chương V. Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi -Bài 23. Môi trường vùng núi 
Đánh giá bài viết